Cách Làm Bánh Mì Hokkaido Nhật Bản Bằng Nồi Chiên Không Dầu

Cách Làm Bánh Mì Hokkaido Nhật Bản Bằng Nồi Chiên Không Dầu

Hokkaido là một món bánh nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Bánh Hokkaido được sử dụng phương pháp Tangzhong để bánh đứng form nhưng vẫn mềm mại và xốp mềm bên trong. Hãy cùng Hawonkoo tìm hiểu cách làm bánh mì Hokkaido bằng nồi chiên không dầu chuẩn vị mà vô cùng đơn giản trong bài viết này nhé!

Nguyên liệu làm bánh mì Hokkaido

  • Bột mì số 13: 280 gram
  • Đường trắng: 30 gram
  • Men instant: 3 gram
  • Muối: 3 gram
  • Trứng gà: 1 quả
  • Sữa tươi không đường: 100 gram
  • Bơ lạt: 30 gram
  • Tangzhong: 20 gram bột mì số 13 + 100 gram nước lọc

Tangzhong là hỗn hợp bột và nước hoặc sữa với tỉ lệ 1:5 được khuấy trên bếp để tạo thành một hỗn hợp đặc giống như bánh pudding, sau đó để nguội đến nhiệt độ phòng và thêm vào hỗn hợp bột khi nhào bột.

Tangzhong sẽ bổ sung nhiều nước hơn vào bột nhào và một chất nền mềm, ổn định tạo ra kết cấu mềm xốp cho bánh. Bạn có thể thêm tangzhong vào bất kỳ công thức bánh mì nào để bánh được mềm hơn.

Cách làm bánh mì Hokkaido bằng nồi chiên không dầu đơn giản

Bước 1: Làm tangzhong

  • Cho 20 gram bột mì số 13 và 100 gram nước lọc vào nồi, dùng phới khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện.
  • Bật bếp khuấy hỗn hợp trên lửa vừa cho đến khi bột đặc lại, màu bột chuyển đục là được.
  • Đổ bột ra bát rồi để nguội sau đó cho vào tủ lạnh 60 phút.

Bước 2: Trộn bột làm bánh

  • Cho 280 gram bột mì số 13 vào tô rồi tạo 4 lỗ trống để chia nguyên liệu vào.
  • Cho 30 gram đường trắng, 12 gram sữa bột, 3 gram men instant, 3 gram muối vào những lỗ trống trong tô bột.

  • Trộn riêng các nguyên liệu với bột trong tô sau đó mới trộn đều tất cả hỗn hợp.

Lưu ý: Không được cho muối trực tiếp lên men nở vì sẽ làm ảnh hưởng đến men.

  • Tạo 1 lỗ trống ở giữa tô bột để cho các nguyên liệu ướt vào.
  • Cho 1 quả trứng gà, 100 gram sữa tươi không đường, tangzhong vào rồi dùng phới dẹt trộn đều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.
  • Lúc này bột sẽ hơi dính nhưng vì thế bánh sẽ rất mềm, nhẹ và xốp như 1 chiếc gối bông.

Bước 3: Nhồi bột

  • Cho bột ra nhồi khoảng 10-15 phút, bạn có thể cho vào máy nhồi còn không thì nhồi bằng tay tuy nhiên bột sẽ khá dính tay.
  • Đập bột xuống bàn nhồi khoảng hơn 10 lần sẽ thấy bột đỡ dính tay hơn nhiều.

Lưu ý: Nếu bạn dùng máy nhồi bột thì nhồi ở tốc độ thấp nhất cho tới khi bột hòa quyện thành một khối thì tăng máy lên tốc độ vừa, tiếp tục nhồi cho đến khi khối bột dẻo mịn, đàn hồi. Tuy nhiên, lưu ý tránh nhồi bột quá nhiều sẽ làm hỏng sợi gluten.

  • Cho 30 gram bơ lạt đã để đềm ở nhiệt độ phòng vào khối bột tiếp tục nhồi thêm 10-15 phút cho đến khi bột dẻo mịn căng bóng.

Lưu ý: Nếu thấy dính tay quá thì bạn có thể áo vào tay và bột một ít dầu ăn hoặc bơ rồi tiếp tục nhồi.

  • Khi bơ đã mềm mịn căng bóng thì gom lại thành 1 khối tròn để thấy bề mặt phía trên căng bóng.

Bước 4: Ủ bột

Sau khi bọc khối bột bằng màng bọc thực phẩm, bạn có thể chọn 1 trong 2 cách ủ bột dưới đây:

  • Ủ thường ở nhiệt độ phòng trong 45-60 phút cho đến khi thấy bột nở gấp đôi.
  • Ủ chậm trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm để bột nở và tăng thêm hương vị.

Lưu ý: Bạn có thể kiểm tra bột đã ủ đạt chưa bằng cách nhấn sâu 2 ngón tay vào khối bột khoảng 1-2cm, nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ còn nếu phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.

Bước 5: Chia bột

  • Bột sau khi ủ thì đem ra áo một lớp bột bên ngoài rồi chia thành 19 phần mỗi phần 30 gram.

Lưu ý: Chia các phần cho phù hợp với khuôn bánh nhà bạn, có thể dùng khuôn sandwich, khuôn tròn, khuôn loaf hoặc làm ổ tròn không dùng khuôn cũng được.

  • Lấy từng miếng bột ra ấn dẹp rồi túm mép bột lại, nắn thành những viên tròn.

Bước 6: Ủ bột

  • Quét một lớp bơ lạt xung quanh khuôn bánh của bạn rồi xếp các miếng bột vào khuôn, đậy màng bọc thực phẩm lại.
  • Để bột ủ ở nơi nhiệt độ ấm áp như khu vực gần bếp nấu ăn, ủ trong 45-60 phút cho đến khi bột nở gấp đôi.

Lưu ý:

  • Vào mùa đông, hoặc nếu trong nhà bạn không có chỗ ấm để ủ bột, bạn có thể bật đèn lò nướng và để tô bột bên trong lò. Nhiệt từ ánh sáng sẽ đủ làm ấm lò để giúp chống nóng.
  • Thời gian ủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ của bột, môi trường và loại men bạn sử dụng, vì vậy bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.

Bước 7: Phết mặt bánh

  • Cho 1 lòng đỏ trứng gà cùng 10-15 gram sữa tươi không đường vào bát trộn đều.
  • Dùng cọ phết hỗn hợp trứng sữa lên bột để cho mặt bánh phía trên vàng đẹp hơn.

Bước 8: Nướng bánh

  • Làm nóng nồi chiên không dầu Hawonkoo trước ở 140℃ trong 15 phút.
  • Bọc giấy bạc lên khuôn bánh để khi nướng bánh sẽ không bị cháy mặt quá nhanh. Tuy nhiên, khi nướng không nên hạ nhiệt vì sẽ khiến vỏ bánh bị dày và dai.

  • Cho bánh vào nồi chiên không dầu nướng ở 150℃ trong 10 phút.
  • Gỡ giấy bạc ra tiếp tục nướng thêm 7 phút nữa ở 150℃ cho bánh vàng mặt.
  • Lấy bánh ra khỏi khuôn rồi thưởng thức luôn hoặc có thể trang trí thêm các hình bằng socola tùy sở thích.

Bánh sau khi nướng xong thơm phức, kết cấu mềm mại đàn hồi giống y như chiếc gối bông. Bạn có thể ăn không hoặc chấm với sữa tươi, kẹp kem tươi hay ăn với socola cũng mang hương vị rất tuyệt vời.

Cách bảo quản bánh mì Hokkaido

Có nhiều thông tin cho rằng việc thêm tangzhong vào công thức làm bánh sẽ giữ cho bánh mì ẩm lâu hơn, giúp bánh mì có thời hạn sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên Hawonkoo thấy bánh mì này bắt đầu mất độ mềm sau khoảng 3 ngày. Nếu bạn không ăn hết trong vòng vài ngày thì nên cho vào ngăn đông tủ lạnh thì có thể bảo quản trong tối đa 3 tháng.

Bạn có thể đông lạnh phần bột bánh sau lần ủ đầu tiên, khi nào muốn ăn thì mang ra rã đông rồi ủ lần 2 rồi mang đi nướng bình thường. Tuy nhiên, thời gian ủ lần 2 sẽ hơi lâu so với bình thường.

Mẹo làm bánh mì Hokkaido Nhật Bản thành công

Bánh Hokkaido nhìn chung khá dễ làm tuy nhiên bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây để làm bánh thành công ngay từ lần đầu tiên:

  • Không được cho muối trực tiếp lên men nở vì sẽ làm ảnh hưởng đến men.
  • Khi nhào bột, tránh nhồi bột quá nhiều sẽ làm hỏng sợi gluten.
  • Nếu thấy dính tay quá thì bạn có thể áo vào tay và bột một ít dầu ăn hoặc bơ rồi tiếp tục nhồi.
  • Ở bước ủ bột đầu tiên, bạn có thể kiểm tra bột đã ủ đạt chưa bằng cách nhấn sâu 2 ngón tay vào khối bột khoảng 1-2cm, nếu vết lõm giữ nguyên là bột đã ủ đủ còn nếu phồng trở lại thì cần phải ủ thêm.
  • Bước ủ bột thứ 2 cần để bột ủ ở nơi nhiệt độ ấm áp như khu vực gần bếp nấu ăn, nếu vào mùa đông, hoặc trong nhà bạn không có chỗ ấm để ủ bột thì có thể bật đèn lò nướng và để tô bột bên trong lò.
  • Thời gian ủ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ của bột, môi trường và loại men bạn sử dụng, vì vậy bạn cần điều chỉnh cho phù hợp.
  • Phủ giấy bạc lên mặt bánh để tránh làm mặt bánh bị cháy khi nướng. Tuy nhiên, không nên hạ nhiệt vì sẽ khiến vỏ bánh bị dày và dai.
  • Sau khi nướng xong nếu thấy ruột bánh màu vàng chứ không trắng thì có thể do khâu nhồi bột bánh chưa đạt hoặc do trứng gà hay bơ có thể làm ảnh hưởng đến màu sắc của bánh.
  • Nếu ruột bánh sau khi nướng bị khô có thể do do loại bột mì sử dụng có tính hút nước cao hoặc do thời gian nướng quá lâu. Vì vậy trong quá trình nhào bột bạn cần linh hoạt điều chỉnh thêm sữa để giúp khối bột mềm ẩm và ngon hơn.

Trên đây là cách làm bánh mì Hokkaido bằng nồi chiên không dầu cực đơn giản mà Hawonkoo đã chia sẻ tới các bạn. Bánh có độ mềm xốp, mùi bơ sữa thơm lừng, không hề gây ngán chắc chắn ai cũng mê mẩn ngay lần đầu tiên thưởng thức.

Hãy vào bếp thử ngay cách làm bánh bằng nồi chiên không dầu vô cùng tiện lợi này ngay thôi nào. Và đừng quên ghé Hawonkoo để trang bị nồi chiên không dầu và các đồ gia dụng hiện đại tiện ích khác nhé. Hoặc liên hệ đến tổng đài của Hawonkoo 1900 232396 để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhé!

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.