Đặc trưng của bánh da lợn là gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau với màu sắc đan xen vô cùng bắt mắt. Lớp bột dẻo dai hòa quyện vị ngọt thanh của lá dứa kết hợp với vị béo ngậy của nước cốt dừa khiến nhiều người đã ăn là ghiền. Nếu muốn biết cách làm bánh da lợn ngon như mua ngoài chợ, bạn hãy tham khảo bài viết sau.
Contents
Bánh da lợn bao nhiêu calo?
Hiện nay, có nhiều cách biến tấu món bánh da lợn thành những cách làm khác nhau tùy khẩu vị của từng người. Vì vậy mà lượng calo trong từng loại bánh da lợn cũng khác nhau, tuy nhiên lượng calo không chênh lệch nhiều.
Nhìn chung, bánh da lợn truyền thống của người miền Tây Nam Bộ thường được làm từ các nguyên liệu sau:
- 100g đậu xanh;
- 300g bột năng;
- 10 lá dứa;
- 100g bột gạo tẻ;
- 600ml nước cốt dừa;
- 300 – 400g đường.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình một cái bánh da lợn có trọng lượng khoảng 50g sẽ cung cấp khoảng 512 calo. Như vậy trong 100g bánh da lợn sẽ chứa đến 1.024 calo. Đây là lượng calo rất cao, vì vậy những người đang giảm cân hay đang trong quá trình ăn kiêng ên cân nhắc khi ăn bánh da lợn.
Ăn bánh da lợn có béo không?
Nếu bạn ăn nhiều bánh da lợn sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì do lượng calo trong bánh da lợn rất lớn.
Người bình thường ăn khoảng 4 cái bánh da lợn mới đủ no, tương đương đã nạp vào khoảng 2.048 calo.
Nếu bạn không yên tâm khi ăn bánh da lợn vì sợ tăng cân, bạn có thể áp dụng cách ăn như sau: Bạn chỉ nên ăn từ 1 – 3 cái bánh da lợn mỗi tuần.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn bánh da lợn vào buổi tối, vì lượng calo trong bánh sẽ gây tích mỡ khiến bạn tăng cân.
Do bánh da lợn được làm từ tinh bột, bột năng, chất béo và một số loại vitamin khác nên mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên thành phần của bánh lại khá nhiều đường, không tốt cho sức khỏe.
Một lý do khác khiến bạn không nên ăn nhiều bánh da lợn là bánh có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh béo phì, mỡ máu, tiểu đường…
Hướng dẫn 2 cách làm bánh da lợn
Bánh da lợn đậu xanh lá dứa là phổ biến nhất, bên cạnh đó bạn có thể biến tấu thành nhiều cách làm bánh da lợn khác nhau. Hãy tham khảo phần hướng dẫn làm hai loại bánh da lợn sau đây:
Bánh da lợn đậu xanh lá dứa
Nguyên liệu
Lớp bánh màu xanh
- 100ml nước lá dứa;
- 50g nước cốt dừa;
- 50g đường;
- 100g bột năng;
- 10g bột gạo;
- 1/8 muỗng cà phê muối.
Lớp bánh màu trắng
- 100ml nước lọc;
- 50g nước cốt dừa;
- 100g bột năng;
- 10g bột gạo;
- 50g đường;
- 1/8 muỗng cà phê muối.
Nhân đậu xanh
- 100g đậu xanh không vỏ;
- 400ml nước;
- 50g đường;
- 50g bột năng;
- 200ml nước cốt dừa;
- 1/8 muỗng cà phê muối.
Dụng cụ
Rây lọc. máy xay sinh tố
Cách làm bánh da lợn truyền thống
Bước 1: Nấu đậu xanh
- Rửa sạch 100g đậu xanh, cho vào nồi, đổ 400ml nước vào rồi đun sôi, sau khi đậu chín thì tán nhuyễn.
- Cho vào 50g đường, 1/8 muỗng cà phê muối, đảo đều rồi tắt bếp. Khi đậu xanh nguội, cho vào 50g bột năng, 200ml nước cốt dừa, rồi trộn đều.
- Cho hỗn hợp trên vào máy xay rồi xay nhuyễn, lọc đậu qua rây cho mịn.
Bước 2: Làm lớp bánh màu xanh và trắng
- Để làm hỗn hợp lớp bánh màu xanh, cho vào tô 50g nước cốt dừa, 10g bột gạo, 100g bột năng, 100ml nước lá dứa để tạo màu xanh, 50g đường, 1/8 muỗng cà phê muối rồi trộn đều.
- Để làm hỗn hợp lớp bánh màu trắng, bạn lặp lại tương tự thao tác trên. Trộn đều hỗn hợp gồm 50g nước cốt dừa, 100g bột năng, 10g bột gạo, 50g đường, 1/8 muỗng cà phê muối.
Bước 3: Đổ khuôn và hấp bánh
- Đổ nước vào nồi hấp, phết một lớp dầu ăn thật mỏng vào khuôn, đổ một lớp màu trắng, đậy nắp đợi chín, khi lớp màu trắng hơi đặc, đổ một lớp đậu xanh, đậy nắp, rồi tới một lớp màu xanh.
- Cứ mỗi lần đổ khuôn là mỗi lần pha màu xen kẽ để tạo được các tầng bánh nhiều màu cho đến khi chín.
Bước 4: Thành phẩm
- Khi bánh nguội, thoa một lớp dầu mỏng lên dao để cắt bánh dễ dàng hơn. Bảo quản bánh ở ngăn mát tủ lạnh trong vòng một tuần.
- Nếu thực hiện đúng cách, sau khi làm xong bánh có màu sắc bắt mắt, thơm mùi đặc trưng của lá dứa. Các lớp bánh và lớp đậu xanh tạo nên một hương vị ngọt thanh, beo béo nhưng không quá gắt khiến bạn chỉ muốn ăn mãi.
Cách làm bánh da lợn đậu xanh cuộn
Nguyên liệu
- Đậu xanh bóc vỏ: 70g;
- Cơm sầu riêng: 100g;
- Nước cốt dừa: 730ml;
- Đường: 290g;
- Bột năng: 260g;
- Bột gạo: 130g;
- Lá dứa: 120g;
- Muối: 4g;
- Vani: 1 ống.
Cách làm bánh da lợn cuộn
Bước 1: Làm lớp đậu xanh
- Cho vào cối đậu xanh, 100g sầu riêng, 160g đường và 2g muối rồi xay nhuyễn. Cho tiếp 80g bột gạo, 100g bột năng và 100ml nước vào cối, xay cho nhuyễn.
Bước 2: Làm bột màu xanh
- Cho vào tô 330ml nước cốt dừa, 2g muối, 130g đường và 1 ống vani, tiếp tục cho 160g bột năng và 50g bột gạo vào cùng, khuấy cho tan. Cuối cùng cho thêm 150ml nước cốt lá dứa vào và khuấy đều, để bột nghỉ 30 phút.
Bước 3: Hấp bánh và cuộn bánh
- Đổ một lớp hỗn hợp bột bánh màu xanh, chờ bánh chín. Sau đó đổ lên lớp màu xanh một lớp bột đậu xanh. Khi bánh chín, bạn cuộn bánh có 2 lớp đó lại, ép cho thật chặt.
Bước 4: Thành phẩm
- Sau khi bánh nguội, cắt bánh thành từng khoanh tròn.
Lưu ý khi làm bánh da lợn
- Để làm lớp bánh da lợn màu xanh đẹp mắt, bạn có thể dùng lá dứa non để qua một ngày vừa lên màu đẹp vừa an toàn hoặc dùng màu thực phẩm.
- Sau khi đổ lớp bánh đầu tiên, chờ bánh chín hẳn mới đổ lớp kế tiến để các lớp dễ dính vào nhau. Có thể đổ nhiều tầng bánh nhưnng vẫn đảm bảo bánh giòn dai.
- Muốn trữ qua ngày, hấp bánh xong cho vào chậu nước đá 30 phút, bánh sẽ dai và không bị khô.
- Có thể điều chỉnh lượng bột năng trong bánh nhưng phải luôn nhiều hơn bột gạo để bánh dẻo dai.
- Ngoài bánh truyền thống màu xanh, bạn có thể pha nhiều màu khác như vàng, cam, đỏ, xanh dương khi dùng hoa đậu biếc, màu gấc, màu lá cẩm để tạo màu.
- Lưu ý rằng hấp bánh quá lâu sẽ làm màu bánh bị xỉn màu, đặc biệt là màu lá dứa. Nước hấp bánh da lợn luôn phải sôi và tránh để cạn nước sẽ cháy nồi nhé.
Như vậy, dựa vào cách làm bánh da lợn như hướng dẫn trong bài viết trên, bạn có thể biến tấu bánh da lợn thành nhiều kiểu dáng bắt mắt hơn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý ăn lượng bánh da lợn vừa phải để không bị tăng cân.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp