Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm Tiên tiến, chiết xuất từ sả có thể giúp giảm lượng cholesterol ở động vật. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng chiết xuất bạn dùng. Điều này có nghĩa là bạn dùng nhiều sả hơn thì có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể nhiều hơn nên sẽ có thể duy trì vóc dáng thon gọn.
Contents
3. Ngăn ngừa viêm nhiễm
Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này có thể nhờ sả có chứa các hợp chất chống viêm như axit chlorogen, isoorientin và swertiajaponin. Loại thảo mộc này được cho là có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tưa miệng, một chứng bệnh do nhiễm nấm thường ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân HIV. Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp bạn chống lại các gốc tự do, từ đó làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
4. Bảo vệ răng miệng
Một số người nhai thân cây sả để cải thiện sức khỏe răng miệng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ. Một nghiên cứu đăng trên trang Tạp chí Hóa học Thực phẩm cũng ủng hộ cách chăm sóc răng miệng này. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 12 loại thảo mộc và thấy rằng chiết xuất sả là một trong những chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng mạnh nhất.
5. Giảm các cơn đau
Theo một nghiên cứu, sả được chứng minh là có thể giúp bạn ngăn chặn các cơn đau. Điều này có nghĩa là bạn có thể uống trà sả để giảm đau trong một số trường hợp.
6. Tăng lượng hồng cầu
Kết quả của một nghiên cứu năm 2015 cho thấy thói quen uống trà sả hàng ngày trong 30 ngày có thể giúp tăng nồng độ hemoglobin, dung tích hồng cầu và số lượng hồng cầu trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện xét nghiệm máu cho 105 đối tượng trước khi bắt đầu. Sau đó, họ lại tiếp tục thực hiện xét nghiệm máu vào ngày 10 và ngày 30 của quá trình nghiên cứu. Kết quả cho thấy việc uống trà sả giúp tăng sự hình thành các tế bào hồng cầu. Các nhà khoa học cho rằng đặc tính chống oxy hóa của trà đã mang tới tác dụng này.
7. Giảm chứng đầy hơi
Trà sả có thể có tác dụng lợi tiểu. Điều này có nghĩa là loại trà này giúp kích thích thận lọc ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Theo một nghiên cứu quy mô nhỏ, trà sả giúp tăng lượng nước tiểu nhiều hơn các loại đồ uống khác. Tác dụng lợi tiểu này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng cơ thể tích nước dẫn đến đầy hơi, một triệu chứng phổ biến của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Cách làm trà sả tại nhà
Chỉ với những nguyên liệu cơ bản, bạn có thể pha cho mình nhiều loại trà thơm ngon như trà sả chanh, trà sả tắc, trà cam sả hay trà đào cam sả.
Cách làm trà sả cơ bản
Bạn chỉ cần mua được sả là có thể pha cho mình một ly trà thơm ngát.
Nguyên liệu cần chuẩn bị