Cách làm siro dưa hấu mát lạnh, ngọt thơm, bổ dưỡng cho bé giải khát

Cách làm siro dưa hấu mát lạnh, ngọt thơm, bổ dưỡng cho bé giải khát

Việc ăn dưa hấu và học cách làm siro dưa hấu có thể rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng loại quả này và cho trẻ ăn với tần suất dày đặc. Mặc dù hàm lượng đường trong dưa hấu chỉ chiếm 5% nhưng chúng lại cung cấp đến 250 kcal/kg dưa. Mỗi ngày, bạn chỉ nên cho trẻ ăn khoảng 2-3 miếng dưa hấu là đủ và hạn chế ăn vào ban đêm để tránh tăng lượng insulin trong máu dẫn đến tăng cân.

Ngoài ra, trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể bị ốm và gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Khó tiêu…

>>> Bạn có thể xem thêm: Tác dụng của dưa hấu: 9 giá trị dinh dưỡng cùng công thức giải nhiệt

Bật mí cách chọn dưa hấu đúng chuẩn để làm siro dưa hấu ngon đúng điệu cho bé

cách làm siro dưa hấu

Trong những ngày hè nóng bức như hiện nay, dưa hấu thường “vào mùa” nên ngon hơn hẳn so với những dịp khác trong năm, do đó, bạn nên học ngay cách làm siro dưa hấu. Tuy nhiên, nếu không “nằm lòng” những cách chọn dưa hấu dưới đây, bạn sẽ khó mà lựa chọn được những quả dưa tươi ngon nhất để làm siro dưa hấu cho bé.

Khi mua dưa hấu để chế biến siro dưa hấu cho bé, bạn nên chú ý đến những điều sau:

  • Cuống càng nhỏ và héo khô thì vỏ càng mỏng, dưa càng ngọt và già. Quả dưa có cuống to là dưa non.
  • Quả dưa hình tròn đều, đầu đuôi tương xứng là quả dưa ngon, độ chín cao; quả dưa đầu to đuôi nhỏ (dạng như trái lê ngược) là không ngon, thường chưa chín đều.
  • Nên chọn quả có màu xanh tươi trông có vẻ ngả sang sắc xanh đen, không chọn quả màu ngả trắng hoặc màu xám.
  • Phần núm quả dưa phải lõm sâu.
  • Quả dưa chín bề mặt vỏ có vân hoa rõ, đều, màu sắc tươi sáng bóng.
  • Khi sờ tay vào quả dưa sẽ có cảm giác trơn bóng, không có vết lồi lõm, xù xì, không có lông nhung nhỏ là quả dưa có độ chín cao. Tay có cảm giác vỏ dưa mềm dưa chưa chín hoặc dưa chín già.
  • Dùng tay vỗ nhẹ vào quả dưa, nếu phát tiếng “bịch bịch bịch” là quả dưa chín, nếu phát ra tiếng đanh là dưa chưa chín, nếu phát ra tiếng “bục bục bục” là quả dưa đã chín quá, ruột dưa có thể bị rỗng.
  • So hai quả dưa có cùng kích cơ, quả nào nặng thì sẽ già, ngon và mọng nước hơn, trái nhẹ dễ bị xốp, không ngon.
  • Khi vận chuyển nên để quả dưa nằm nghiêng để tránh giập nát.

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.