Nước ép trái nhàu có công dụng rất tốt với sức khỏe nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách làm loại nước ép này và chỉ ra những lưu ý khi uống.
1.Cách làm nước ép trái nhàu
Bước 1: Để nguyên quả nhàu chưa chín trong vài ngày. Quả nhàu chưa chín sẽ cho cảm giác cứng khi bạn sờ vào. Đặt những quả nhàu chưa chín trên quầy bếp. Sau vài ngày, bạn sẽ thấy vỏ quả trở nên trong suốt. Quả nhàu mềm thì có thể dùng làm nước ép được.
Bước 2: Xay quả nhàu cùng với nước. Rửa sạch quả nhàu rồi cho vào máy xay sinh tố. Có thể bạn cần thêm một ít nước để máy hoạt động. Thêm 1/2 cốc (120 ml) nước lạnh hoặc nhiều hơn nếu cần. Xay quả nhàu đến khi tạo thành nước ép đặc.
Bước 3: Lọc bỏ hạt trong nước ép. Chuẩn bị rây hoặc dụng cụ lọc. Đặt rây trên bát hoặc đặt phễu trên cốc thủy tinh. Đổ nước ép vào rây và dùng phới để khuấy cho nước chảy ra. Dùng phới gạt nước ép còn sót lại trong máy xay. Hạt quả sẽ được giữ lại trên rây.
Bước 4: Pha nước ép quả nhàu với nước. Nước ép quả nhàu vừa được xay xong vẫn còn đặc. Bạn nên pha loãng với một ít nước cho dễ uống.
Nên uống 1/4 cốc (60 ml) nước ép quả nhàu mỗi ngày. Một quả nhàu cung cấp đủ nước ép cho hai người nên bạn đừng ngần ngại dùng nước pha loãng.
Bước 5: Dùng hoa quả để cải thiện hương vị nước ép quả nhàu. Nước ép quả nhàu có vị nồng không hấp dẫn. Bạn có thể giảm vị nồng bằng cách biến nước ép quả nhàu thành sinh tố.
Ví dụ, xay 140 gram cà rốt, cam lột vỏ, 2 thìa nước cốt dừa, 1 cốc (240 ml) nước dừa, 11 gram dứa, 2 thìa dừa nạo, 1 cốc đá viên với 1 thìa cà phê nước ép quả nhàu đã lọc hạt.
2Những lưu ý khi uống nước ép trái nhàu
– Ai không nên uống?
Tránh uống nước ép quả nhau khi đang mang thai hoặc cho con bú. Theo dân gian, nước ép quả nhàu từng được dùng để phá thai. Mặc dù không có bằng chứng kết luận nào chứng minh quả nhàu gây hại cho bào thai hoặc trẻ sơ sinh, nhưng tốt nhất không uống nước ép trái nhàu trong thời gian này.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh gan hoặc thận nên tránh dùng nước ép quả nhàu. Kali và các chất khác trong nước ép quả nhàu sẽ khiến bệnh trở nặng. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn thay thế.
– Nên bắt đầu uống lượng ít trước để thử:
Người dùng để đảm cơ thể có thê quen với loại nước ép này nên bắt đầu uống một lượng nhỏ.
Liều bắt đầu thông thường là 1/10 cốc (khoảng 30 ml), uống một liều nước ép mỗi ngày. Sau khi quen dần, bạn có thể tăng liều hoặc uống liều thứ hai vào cuối ngày. Không uống quá 3 cốc (750 ml) mỗi ngày.
– 3 tác dụng phụ không mong muốn khi uống nước ép trái nhàu:
Ảnh hưởng gan: Vào năm 2005, một vài người uống nước ép trái nhàu đã bị ngộ độc gan. Tuy nhiên vào năm 2009, EFSA (Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu) công bố loại nước ép này an toàn với đa số mọi người. Không thể phủ nhận rằng một số cá nhân có thể nhạy cảm đặc biệt với các tác dụng phụ lên gan của loại nước này.
Tương tác với thuốc: Nước ép trái nhàu có thể tương tác với một số loại thuốc như những thuốc điều trị huyết áp cao hoặc làm chậm quá trình đông máu. Vậy nên, bạn hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng loại nước ép này nếu đang phải uống thuốc.
Làm tăng lượng đường trong cơ thể: Nước ép trái nhàu có thể chứa lượng đường cao nếu bạn cho thêm các loại trái cây khác hoặc chất làm ngọt khi chế biến. Vì vậy, bạn nên hạn chế nước ép trái nhàu nếu cần kiêng đường.