Sử dụng nước muối loãng
Theo kinh nghiệm từ xưa, các bà các chị đã sử dụng nước muối loãng để ngâm nhằm giảm vị mặn trong cá khô hoặc cà muối nén. Điều này tưởng chừng vô lý nhưng thực ra lại rất hiệu quả bởi đây là nguyên tắc trung hòa của muối trong hóa học.
Khi ngâm nước muối loãng thì nồng độ muối cao (ưu trương) ở trong cá khô di chuyển sang môi trường có nồng độ muối ít mặn hơn (nhược trương của nước muối loãng) để đạt được đẳng trương. Sau khi ngâm 15 – 20 phút đem rửa sạch lại, để ráo hoặc thấm khô rồi chế biến các món ăn tùy thích. Cách này không chỉ giảm vị mặn đáng kể trong cá khô mà còn giúp món ăn giòn ngon hơn khi rán.
Sử dụng nước vo gạo
Một bí quyết đơn giản khác để làm giảm vị mặn chát trong cá khô là dùng nước vo gạo để ngâm. Cách này cũng giúp làm sạch, giảm vị tanh của cá.
Với cách làm này thời gian ngâm thường lâu 2 – 3 giờ mới dịu vị mặn. Cách này cũng có nhược điểm là khi rán cá hơi cứng.
Sử dụng bia
Các loại cá khô để lâu ngày thường có mùi tanh và mặn, dùng bia ngâm giúp khử tanh hiệu quả và cá lại nhanh mềm, giảm vị mặn đáng kể.
Cho cá vào đĩa sâu lòng, rồi đỏ ngập bia để trong 15 – 20 phút. Sau đó, vớt ra thấm khô rồi đem chiên giòn. Ưu điểm cách này là cá mềm, thơm và giảm vị mặn nhiều.
4. Sử dụng nước cốt chanh
Vắt 1/2 quả chanh vào 500 ml nước rồi cho cá vào ngâm xâm xấp bề mặt. Sau đó, rửa lại vài lần cho sạch. Chất citric và vitamin C trong chanh vừa giúp cá bớt mặn, vừa khử mùi tanh lại phá vỡ khối liên kết nên cá nhanh mềm hơn.
Chú ý không cho nhiều nước cốt chanh hoặc ngâm lâu quá làm mất đi hương vị đặc trưng của cá khô.
Yêu cầu thành phẩm: Cá khô sau khi xử lý giảm vị mặn đem chiên vàng giòn rất hấp dẫn. Món ăn này hiện vẫn được nhiều người yêu thích bởi tiện lợi, chi phí rẻ và gợi lại hương vị tuổi thơ. Cá khi chiên bên ngoài giòn, bên trong thớ thịt vừa có độ dai vừa dẻo mềm, giữ hương vị đặc trưng của cá khô rất hấp dẫn.
Bùi Thủy