HƯỚNG DẪN LÀM BÁNH TRUNG THU NHẬT BẢN NHANH GỌN LẸ

HƯỚNG DẪN LÀM BÁNH TRUNG THU NHẬT BẢN NHANH GỌN LẸ

Nếu bạn là một người yêu thích văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào, bạn nên thưởng thức ngay bánh trung thu Nhật Bản để trải nghiệm được hết sự độc lạ, thơm ngon mà nó đem lại cho vị giác. Không những thế, cách làm cũng khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và nguyên liệu cầu kỳ.

Tìm hiểu chung về bánh trung thu Nhật Bản

Nhìn chung, bánh trung thu của Nhật có khá nhiều điểm tương đồng với bánh mochi cả về vẻ ngoài và kết cấu bánh. Tên tiếng Nhật của bánh là Tsukimi Dango, từ Dango trong tên cũng chính là yếu tố giúp thực khách nhận ra nguyên liệu chính của bánh là bột gạo. Vào ngày rằm tháng 8, người dân xứ Phù Tang thường bày bánh thành hình tháp để dâng lên ông bà, tổ tiên nhà mình. Có thể nói, văn hóa thờ cúng và cách bày trí như vậy cũng khá giống với người dân Việt Nam.

Xem thêm:

  • Bánh trung thu cổ truyền Hà Nội
  • Bánh trung thu lạnh

Về hình dáng bên ngoài của bánh, bạn sẽ bất ngờ khi nhìn thấy những chiếc bánh trung thu khác hoàn toàn với bánh cổ truyền của Việt Nam. Bánh có thể được tạo hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình dẹt, có thể được xiên thành que cho tiện thưởng thức. Kích thước của bánh cũng khá nhỏ, chỉ tương đương với những viên bánh mochi. Cách thưởng thức bánh thì không có quá nhiều khác biệt với Việt Nam, người Nhật cũng thường dùng kèm với trà để tăng trải nghiệm vị giác.

Khám phá công thức làm bánh trung thu Nhật Bản

Để tự tay trổ tài trổ tài “nữ công gia chánh” mời cả nhà, bạn có thể học ngay công thức cực nhanh gọn, đơn giản được chia sẻ dưới đây nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Phần nguyên liệu dưới đây đủ cho 6 khẩu phần ăn. Thành phẩm nhận được sẽ là 20-24 viên bánh trung thu Nhật Bản thơm ngọt đậm đà.

  • Bột Shiratamako: chuẩn bị 100g
  • Bột Joshinko: chuẩn bị 100g
  • Nước lọc ấm (nhiệt độ từ 40-50 độ C): khoảng 90-100ml
  • 4 thìa cà phê đường (phần đường có thể tùy ý gia giảm theo khẩu vị)
  • Các loại hương liệu để tạo thành nhiều vị bánh khác nhau như cà phê, matcha, bột trái cây, cacao,…

Các bước thực hiện

Sau khi đã có đủ những nguyên liệu được đề cập trên đây, bạn sẽ bắt tay vào làm theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Sử dụng thố hoặc bát lớn, cho hết hai loại bột và nước cùng đường vào. Ở bước này, bạn cần lưu ý kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi cho vào để tránh tình trạng nước quá nóng khiến bột bị vón cục. Bạn cũng nên vừa trộn bột vừa cho nước từ từ để bột được đều hơn. Sau khi dùng tay nhào bột thật mịn, sờ vào cảm nhận được độ dẻo tức là công đoạn chuẩn bị bột đã xong.
  • Bước 2: Tùy theo kích thước bánh mong muốn, bạn có thể chia khối bột thành 20 hoặc 24 phần bằng nhau. Ở bước này, bạn có thể biến tấu thêm nhiều vị bánh bằng cách chia khối bột rồi trộn cùng với nhiều loại hương liệu. Cách nặn bánh cũng rất đơn giản, tương tự như cách tạo hình cho bánh trôi nước – món bánh vốn rất quen thuộc với người Việt.
  • Bước 3: Bạn chuẩn bị một nồi nước lớn, sau đó đợi nước sôi thì thả bánh vào. Khi bánh nổi lên tức là đã chín, bạn có thể vớt ra bỏ vào nước lạnh để bánh săn lại và trình bày ra đĩa. Lúc này có thể thưởng thức luôn với mật hoặc các loại siro trái cây hoặc đem bánh đi nướng qua để phần vỏ bánh rám lại, tạo độ giòn tương đối khi ăn.

Bánh trung thu Nhật Bản ngon nhất khi thưởng thức nóng. Do vậy, khi làm bánh, chị em nên cân đối thời gian để có thể giữ được độ nóng giòn cho bánh khi cả nhà cùng thưởng thức. Với những gia đình mua bánh trung thu Nhật Bản ngoài tiệm, bạn nên sử dụng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu nướng lại để bánh giữ được hương vị chuẩn nhất.

Nếu như bánh trung thu Nhật Bản độc đáo như vậy thì bánh Trung Thu Việt Nam cũng không kém phần đặc sắc đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người Việt Nam. Chi tiết xem tại https://banhtrungthulongdinh.com/banh-trung-thu-viet-nam/

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.