Công thức làm bánh tro truyền thống (bánh ú tro) dẻo ngon tại nhà cho dịp Tết Đoan Ngọ

Công thức làm bánh tro truyền thống (bánh ú tro) dẻo ngon tại nhà cho dịp Tết Đoan Ngọ

Bánh tro là một loại bánh đặc trưng của miền quê Việt Nam, mang đậm nét dân dã và gắn liền với những ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là món ăn truyền thống đã tồn tại từ rất lâu đời và luôn được coi là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc đón Tết. Vậy bạn có biết cách chế biến bánh tro như thế nào không? Hãy cùng FPT Shop khám phá thêm thông tin chi tiết về cách làm bánh tro trong bài viết dưới đây và trải nghiệm hương vị truyền thống của bánh tro nhé!

Bánh tro là bánh gì?

Bánh tro, hay còn được gọi là bánh gio, bánh ú gio, là một đặc sản không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Nguyên liệu chính của bánh tro là gạo nếp, được ngâm trong nước tro để tạo nên hương vị đặc trưng. Sau đó, người làm bánh sử dụng lá dong hoặc lá tre để gói bánh.

Bánh sẽ được đem luộc chín, tạo ra thành phẩm bánh tro có màu hổ phách, với lớp vỏ mỏng, dẻo dai và hương vị thơm ngon. Khi ăn bánh tro người ta thường ăn kèm với mật mía. Vị ngọt thanh của mật mía và hương vị đặc trưng của bánh hòa quyện, tạo thành một trải nghiệm không thể bỏ lỡ.

Theo nhiều tư liệu cho biết, loại bánh này có nguồn gốc từ Quảng Đông – Trung Quốc. Tuy nhiên thì bánh tro của người Trung Quốc thường sẽ có 2 loại là nhân mặn và nhân ngọt. Khi du nhập vào nước ta, bánh được biến tấu để phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

Bánh tro (gio) là món bánh thường thấy trong dịp Tết Đoan Ngọ

Các nguyên liệu cần có để làm bánh tro

Để làm món bánh tro với nhân đậu xanh thơm ngon, dẻo dai hấp dẫn, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • 500g gạo nếp
  • 100g đậu xanh
  • 30g đường
  • 20g muối
  • 500ml nước tro tàu
  • 1 lít nước lọc

Bên cạnh đó, bạn còn cần chuẩn bị sẵn phần lá tre, lá dong, lá chuối và dây để gói bánh, trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Nước tro tàu bạn có thể mua sẵn ở các cửa hàng nguyên liệu nấu ăn Trung Hoa hoặc tự làm tại nhà. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy quả cây xoan và cây thạp nhạp, hai loại cây thường được trồng ở miền núi phía Bắc, đốt thành tàn tro rồi lọc lấy nước. Tỉ lệ pha nước tro và nước lọc là 1:1, tùy vào khẩu vị của mỗi người.

Ngoài ra trong quá trình làm bánh, bạn cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ như nồi, thau, máy xay sinh tố, thau, rổ,…. Với những nguyên liệu và dụng cụ này, bạn sẽ có thể tạo ra những chiếc bánh tro nhân đậu xanh thơm ngon và hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức.

Gạo nếp là nguyên liệu làm phần vỏ bánh tro

Hướng dẫn cách làm bánh tro truyền thống cực kỳ đơn giản

Công thức làm món bánh tro dẻo dai, thơm ngon không quá phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em chưa thành công với món bánh này. Đó là vì bạn chưa biết đến công thức đơn giản dưới đây:

Ngâm gạo nếp làm vỏ bánh

Quá trình ngâm gạo nếp để tạo phần vỏ bánh là một giai đoạn quan trọng trong quá trình làm bánh. Khi mua gạo nếp, hãy vo thật sạch rồi vớt ra cho vào thau. Sau đó, thêm 1 lít nước lọc và 500ml nước tro tàu. Ngâm gạo trong hỗn hợp này từ 16 đến 22 tiếng. Khi cảm thấy hạt gạo nếp đã bị vỡ nhẹ khi bóp vào, tức là đã ngâm đủ.

Tiếp đó, bạn chắt bỏ nước tro, cho gạo vào vo lại với nước vài lần cho sạch. Có thể cho khoảng 20 gr muối vào gạo và xóc đều rồi để cho gạo thật ráo nước.

Thực hiện ngâm gạo nếp với nước tro tàu

Làm nhân đậu xanh cho bánh

100g đậu xanh mua về bạn đãi sạch vỏ rồi ngâm nước từ 1 – 2 tiếng. Tiếp đó, cho đậu xanh vào nồi, thêm vào ít nước lọc rồi nấu trong 30 phút cho đậu được chín mềm. Cho thêm vào đó 30g đường, đảo mạnh tay cho hạt đậu được tơi ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho đậu xong đã nấu chín vào máy xay sinh tố, xay đến khi hỗn hợp đậu xanh mịn là được.

Cho phần đậu xanh đã đánh mịn lên chảo, sên với lửa nhỏ đến khi mặt nhân hơi se khô lại. Sau đó tắt bếp, để cho phần nhân nguội rồi vo thành những viên nhân tròn và để ra đĩa.

Nhân đậu xanh của bánh tro

Gói bánh bằng lá

Gói bánh là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình làm bánh tro. Người gói bánh khéo sẽ tạo ra được những chiếc bánh không chỉ thơm ngon, độc đáo mà còn đẹp mắt. Nếu thao tác gói bánh không đúng kỹ thuật, bánh có thể bị sống, hoặc bị “nhão” và không còn thơm ngon nữa.

Để gói bánh tro, bạn có thể sử dụng lá tre, lá dong hoặc lá chuối. Cuốn lá thành hình phễu và cho vào một muỗng nếp. Tiếp đó thêm nhân đậu xanh đã sên vào và thêm một muỗng nếp nữa lên trên. Sau đó, gấp lá gói lại, dùng lạt/dây buộc chặt. Tiếp tục thực hiện gói bánh cho đến khi hết phần gạo nếp và nhân đã chuẩn bị.

Gói bánh tro bằng lá chuối

Luộc bánh tro

Bánh tro sau khi gói xong thì xếp vào trong một chiếc nồi sạch. Sau đó đổ ngập nước và luộc bánh trong khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Nếu nước cạn nhưng chưa đủ thời gian để bánh chín, bạn có thể chế thêm nước sôi vào. Bánh sau khi đã luộc chín thì đem xả lại dưới vòi nước sạch rồi mang bánh treo lên chỗ thoáng mát cho ráo nước.

Bánh tro sau khi luộc thì treo lên chỗ thoáng mát

Làm mật mía để chấm bánh tro

Bạn có thể mua mật mía để thưởng thức cùng bánh tro. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm mật mía tại nhà rất đơn giản. Đầu tiên, hãy cho đường vào chảo nóng và đun đến khi tan hoàn toàn. Sau đó, khuấy đều cho đến khi đường chuyển sang màu vàng sậm và đặc quánh lại. Cuối cùng, tắt bếp và để nguội trước khi sử dụng.

Mật mía có thể mua hoặc tự làm bằng đường

Thành phẩm bánh tro thơm mềm

Bánh tro sau khi luộc chín phần bột bánh có màu vàng hổ phách đẹp mắt. Lớp vỏ bánh dẻo dai, thơm mềm, ăn rất cuốn. Chấm miếng bánh tro trong trong mật mía vàng ươm, hương vị ngọt ngào và thanh mát sẽ khiến bạn không thể cưỡng lại được.

Bánh tro thành phẩm ăn cùng với mật mía ngọt thanh

Một số lưu ý khi làm bánh tro

Để món bánh tro được thực hiện thành công, khi làm bánh bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi chọn nếp để làm bánh, nên ưu tiên chọn nếp cái hoa vàng để đảm bảo phần vỏ bánh thành phẩm có mùi thơm đặc trưng, dẻo mềm và màu đẹp. Đồng thời, trước khi làm bánh, hãy nhặt bỏ các hạt tẻ và vo nếp một cách cẩn thận để đảm bảo rằng nguyên liệu sạch và chất lượng.
  • Khi buộc bánh để đem luộc, lưu ý không nên buộc quá chặt, nên để không gian cho gạo nếp được nở và bánh chín đều. Nhưng cũng không được gói bánh quá lỏng lẻo, khi luộc nước có thể ngấm vào khiến bánh bị nhão.
  • Nồi nấu bánh phải được rửa thật sạch, không được dính dầu mỡ, sẽ làm bánh không chín được.
  • Trong quá trình nấu bánh, nếu nồi bị cạn nước, cần thêm nước sôi vào. Tuy nhiên, không nên thêm nước lạnh vào, vì điều này sẽ làm cho bánh bị sượng và không ngon.

Không nên buộc bánh quá chặt trước khi luộc bánh

Lời kết

Trên đây là cách làm bánh tro truyền thống tại nhà với những nguyên liệu và quy trình thực hiện cực kỳ đơn giản. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự tay làm ra món bánh tro thành công cho cả gia đình cùng thưởng thức trong dịp Tết Đoan Ngọ sắp tới nhé!

Mời bạn tham khảo thêm nhiều tin tức về cách làm các loại bánh tại chuyên mục tin tức điện máy. Để tìm mua các sản phẩm điện gia dụng chất lượng, chính hãng như bếp điện từ, hãy liên hệ website của FPT Shop hoặc đến cửa hàng gần nhất của chúng tôi để được tư vấn nhé!

Xem thêm:

  • Cách làm bánh kem tại nhà để tặng sinh nhật bạn bè, người thân vô cùng ý nghĩa
  • Mách bạn 3 cách làm bánh mì vỏ giòn, đặc ruột thơm ngon đơn giản ngay tại nhà

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.