Sinh nhật là một dịp quan trọng để những người yêu nấu bếp thể hiện tình cảm của mình với người thân. Tại Nhật, dịp sinh nhật của chồng, con, những bà nội trợ kỹ tính, trau chuốt đã nghĩ ra món quà ít ngọt, không kem béo, không bánh bông lan. Đó là bánh sinh nhật làm từ… sushi.
>> Món sushi của Nhật sắp thành di sản văn hóa phi vật thể>> Thiên nhiên giữa bàn ăn Nhật>> Tinh hoa món Nhật ở Sài Gòn
Nếu thợ làm bánh dùng dụng cụ bắt bông kem hoặc các loại dao tạo đường gân hoa văn, thì ở bánh sinh nhật bằng sushi, người làm bánh thể hiện qua cách cắt sashimi, cắt món ăn chín và màu sắc của nguyên liệu
Nguyên liệu khác lạ, lại hợp vị với bữa ăn hàng ngày, bánh sinh nhật bằng sushi khiến người được tặng phấn khích vì sự mới lạ của cách trình bày món ăn, đồng thời ăn không ngán vì không phải bánh ngọt, bánh kem như các lễ hội thông thường.
Hạt cơm trong bánh phải được nấu vừa độ mềm, mượt và đủ mức dẻo, vì sau đó bánh phải đặt vào tủ lạnh, đảm bảo sao cho 2 -3 tiếng sau lấy ra cơm vẫn dẻo và ngon. Nếu việc nấu cơm thông thường cho món ăn sushi chỉ cần cơm vừa độ, thì người làm bánh sushi phải tính cả thời gian trong tủ lạnh này.
Sau đó, cơm để làm bánh tiếp tục được trộn với khoảng 7 loại nguyên liệu khác nhau, như dấm, đường, muối…. để tạo khẩu vị, tùy theo sở thích của người chủ tiệc sinh nhật. Lúc này, để món sushi (là cả chiếc bánh sinh nhật) thêm phần thú vị, để anh chồng hoặc đứa con nhỏ “khám phá” xem bên trong bề ngoài hấp dẫn kia là gì, các bà mẹ đã thêm vào các loại nhân có hương vị ngon lành khác, như nấm kho thơm phức, trứng, cà tím muối, dưa leo.
Hạt cơm trong bánh phải được nấu vừa độ mềm, mượt và đủ mức dẻo, vì sau đó bánh phải đặt vào tủ lạnh, đảm bảo sao cho 2 -3 tiếng sau lấy ra cơm vẫn dẻo và ngon
Phần trang trí bên ngoài này cũng chính là mảng ngon lành nhất của bánh sinh nhật, được sáng tạo để đem lại sự thích thú và ngạc nhiên cho người nhận quà. Các món sashimi (đồ sống) như cá ngừ, cá hồi, trứng cá trích, trứng tôm… được sắp xếp khéo léo, với màu sắc tự nhiên rực rỡ như màu cam của cá hồi, đỏ thẫm của cá ngừ, màu vàng của trứng cá trích, màu đỏ cam trong suốt của trứng tôm… cũng đủ phong phú để cho người làm bánh tha hồ biểu diễn tài khéo tay.
Ngoài nguyên liệu sống, bánh cũng sử dụng các món chín như cá, lươn, trứng, nấm… với màu sắc nhạt hơn, có thể làm nền tôn các màu rực rỡ, đồng thời khiến các món xen kẽ cạnh nhau, thực khách ăn sẽ được thưởng thức nhiều vị hài hòa nhưng không nhanh ngán. Thông thường, tỷ lệ lý tưởng của kết hợp giữa đồ sống và đồ chín khoảng 10 – 15% cạnh nhau.
Các miếng sashimi phải được cắt vừa vặn với tỷ lệ và góc đặt của bánh, theo ý tưởng ban đầu được phác thảo ra trước khi trang trí. Nếu thợ làm bánh dùng dụng cụ bắt bông kem hoặc các loại dao tạo đường gân hoa văn, thì ở bánh sinh nhật bằng sushi, người làm bánh thể hiện qua cách cắt sashimi, cắt món ăn chín và màu sắc của nguyên liệu.
Các miếng sashimi phải được cắt vừa vặn với tỷ lệ và góc đặt của bánh, theo ý tưởng ban đầu được phác thảo ra trước khi trang trí
Tại Nhật, ngoài bánh sinh nhật sushi cho dịp đặc biệt của người thân, các bà mẹ cũng thường làm các loại bánh tương tự, với kích cỡ nhỏ, hệt như bánh kem thông thường cho 1 -2 người ăn, trang trí hấp dẫn, mục đích là để cho các bé nhìn thấy màu sắc rực rỡ, trang trí đẹp, sẽ thích ăn và dễ ăn hơn trong bữa hàng ngày.
Tại TPHCM, hiện đã có nhà hàng Nhật Mirai (26 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCM) nhận làm bánh sinh nhật dành cho những kẻ mê sushi với nhiều kích cỡ, hình dạng và các món trang trí hoàn toàn theo yêu cầu của thực khách. Tốt nhất, khách nên đặt trước để được tư vấn sao cho bánh ngon miệng nhất theo khẩu vị của từng người tham dự trong bữa tiệc đặc biệt này.
Thiên An