Cách gói bánh chưng là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm trong mỗi dịp bắt đầu chào đón năm mới. Đây còn là khoảnh khắc giúp gắn kết thêm tình cảm của các thành viên trong gia đình bên cạnh bếp lửa hồng, cùng nhau làm nên những chiếc bánh chưng thơm ngon cho ngày Tết. Dưới đây là cách gói bánh chưng không cần khuôn bằng lá dong đơn giản, đẹp mắt mà Tai Thong chia sẻ đến bạn.
Contents
1. Cách gói bánh chưng bằng lá dong
Trước khi bắt đầu vào tìm hiểu chi tiết cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần khuôn nhanh chóng, tiện lợi. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây để chiếc bánh trọn vẹn hương vị đặc trưng nhất.
1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo nếp: 600gr
- Đậu xanh không vỏ: 350gr
- Thịt ba chỉ heo: 300gr
- Muối, đường, tiêu: Tùy theo khẩu vị
- Lá dong
- Dây lạt
1.2 Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Trước khi bắt đầu tìm hiểu chi tiết về cách gói bánh chưng bằng lá dong không cần khuôn, thì bạn cần phải ngâm nếp với nước qua đêm để tiết kiệm thời gian chuẩn bị. Để tạo hương vị và màu sắc đặc trưng, bạn có thể ngâm nếp cùng lá riềng hoặc lá dứa. Điều này không chỉ làm cho nếp có màu xanh đẹp mắt mà còn tăng thêm hương thơm. Đậu xanh cũng nên được ngâm trong nước ít nhất 4 tiếng hoặc qua đêm trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Sau khi nếp đã được ngâm đủ thời gian, để ráo nước rồi cho vào đó 2 muỗng cà phê muối và trộn đều bằng tay. Đậu xanh cũng thực hiện tương tự rồi sau đó trộn với muối và tiêu. Đối với thịt ba chỉ thì bạn rửa sạch với muối, để ráo nước và ướp cùng muối, tiêu, đường theo khẩu vị cá nhân.
Bước 2: Gói bánh chưng bằng lá dong
Rửa sạch và lau khô lá dong đã chuẩn bị để vào chi tiết cách gói bánh chưng không cần khuôn. Đầu tiên, sử dụng dao để cắt phần sống lá, nhưng cần cẩn thận để không làm rách lá khi cắt. Đặt mặt xanh đậm của lá dong theo chiều dọc và đặt 2 lá dong khác theo chiều ngang, xếp sao cho lá trên chồng lên một nửa lá phía dưới. Tiếp theo, bắt đầu xếp lớp bánh chưng theo thứ tự gồm một lớp gạo nếp, một lớp đậu xanh, một lớp thịt heo, một lớp đậu xanh và cuối cùng là một lớp gạo nếp.
Túm hai mép lá đặt dọc vào và gấp tay cuộn mép lá vào sát nếp để giữ chặt nhân bánh. Một tay giữ mép vừa gấp, một tay gập một bên của lá đặt ngang, đặt bánh lên mặt bàn và thổ bánh xuống nhiều lần để đảm bảo bề mặt nếp đều đặn. Sau đó, gấp phần lá ở phía trên vào và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Đặt bánh nằm ngang trên bàn và chuẩn bị 4 sợi dây lạt để gói bánh. Dùng 1 dây lạt luồn xuống dưới bên phải của bánh, vòng qua và xoắn hai đầu dây lại với nhau. Luồn 1 đầu dây vào sợi dây lạt nằm ngang trên bánh để cố định dây lạt. Thực hiện tương tự với 3 sợi dây còn lại.
Bước 3: Nấu bánh chưng
Đặt bánh vào lồng nồi lớn rồi đổ nước tràn ngập bánh, nhưng lưu ý không được đổ quá ngập. Thời gian đun sôi và luộc một chiếc bánh nhỏ sẽ mất khoảng 5 tiếng, còn đối với chiếc bánh chưng to hơn thì có thể mất nhiều thời gian hơn
Nếu bạn sử dụng nồi áp suất để luộc thì thời gian sẽ ngắn hơn rất nhiều, chỉ dao động khoảng 1 – 1,5 tiếng. Đừng quên chuẩn bị thêm nồi nước sôi, để khi nước trong nồi áp suất cạn kiệt, thì có thể tiếp thêm nước cho bánh kịp thời. Lưu ý rằng, khi bánh đã luộc được một nửa thời gian, bạn cần phải trở bánh để được chín đều hơn.
Khi bánh đã chín, nhẹ nhàng vớt lên và đặt ngay vào một nồi nước lạnh để ngâm 20 phút. Sau đó, để bánh ráo nước và sử dụng một vật hơi nặng để đè lên bánh, để đẩy toàn bộ phần nước có trong bánh ra ngoài. Quá trình ép nước nên kéo dài trong khoảng 5 – 8 tiếng để đảm bảo bánh chưng không chỉ trở nên ngon miệng mà còn có thể bảo quản được thời gian dài.
2. Những lưu ý khi luộc bánh chưng
Để có thể thực hiện cách gói bánh chưng đúng chuẩn nhất, mang đến hương vị thơm ngon nhất thì trong quá trình luộc bánh bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Lượng nước: Đảm bảo nước luộc phải phủ lên toàn bộ mặt bánh chưng. Tuy nhiên, không nên ngập quá mức, tránh làm mất đi hương vị tự nhiên của bánh.
- Thời gian luộc: Thời gian luộc bánh chưng phụ thuộc vào kích thước của bánh. Bánh nhỏ thì thời gian luộc sẽ ít hơn so với bánh lớn. Đối với bánh chưng truyền thống, thời gian luộc thường từ 5 – 10 tiếng.
- Kiểm tra nước luộc: Thường xuyên kiểm tra nước luộc bánh chưng để đảm bảo rằng nước luôn đủ, tránh tình trạng cạn nước gây cháy nồi và ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
- Đổi mặt bánh: Nếu luộc bánh chưng trên bếp lửa truyền thống, hãy đảm bảo đều đặn trở mặt bánh để đảm bảo bánh được chính đều tất cả các mặt và từ trong ra ngoài.
- Kiểm tra độ chín: Khi bánh đã luộc được một khoảng thời gian, hãy kiểm tra độ chín bằng cách chọc que tre vào bánh. Nếu que tre đi vào một cách nhẹ nhàng thì bánh đã đạt được độ chín mong muốn.
3. Cách bảo quản bánh chưng được lâu
Để bảo quản bánh chưng được lâu và giữ được hương vị tuyệt vời, cách bảo quản bánh đóng vai trò quan trọng. Hãy cùng khám phá những bí quyết đơn giản để bảo quản bánh chưng một cách hiệu quả để bánh giữ được độ tươi ngon qua thời gian.
3.1 Cách bảo quản bánh chưng ở nhiệt độ thường
Để giữ cho bánh chưng vẫn đảm bảo được chất lượng được lâu nhất trong điều kiện nhiệt độ thường. Hãy đặt bánh chưng ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, thì có thể bảo quản được trong khoảng 7 – 10 ngày. Bạn có thể treo bánh lên cao để hạn chế được sự xâm nhập của côn trùng như kiến, gián.
3.2 Cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh
Để bảo quản bánh chưng được lâu dài hơn thì bạn có thể để trong ngăn đá tủ lạnh và có thể rã đông ăn từ từ. Nếu sau mùa Tết nhưng gia đình bạn vẫn còn thừa khá nhiều bánh chưng thì bạn có thể vận dụng cách bảo quản này để kéo dài thời gian sử dụng. Bạn có thể dùng lò vi sóng hoặc hấp lại để thưởng thức món bánh chưng đặc trưng của ngày Tết này.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh chủ đề cách gói bánh chưng bằng lá dong mà không cần khuôn. Hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công ngay từ lần đầu tiên. Hãy thường xuyên theo dõi Tai Thong để không bỏ lỡ những món ăn ngon ngày Tết nhé!
Nguồn: Sưu tầm