Bánh bao chỉ là cái tên lạ lẫm mà nhiều người mới nghe lần đầu. Tuy nhiên, đây lại là món ăn khá quen thuộc với những ai đam mê ẩm thực Trung Hoa. Từng chiếc bánh mềm mềm, dẻo dẻo với nhân nhuyễn mịn bên trong sẽ làm bạn nhớ mãi.
Contents
1. Đi tìm nguồn gốc bánh bao chỉ – món ăn khiến ai cũng muốn thử
Tên nguyên gốc của món ăn này là nhu mễ chỉ, xuất xứ từ Trung Quốc. “Chỉ” không phải đề cập đến hình dáng. Đây chỉ là từ ngữ Hán Việt được người mình thêm vào để phân biệt với bánh bao thường. Tuy vậy, món ăn này không được làm từ bột mì mềm xốp.
Thay vào đó, món ăn có kết cấu dẻo, phần vỏ mềm và ngọt như mochi. Nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài, nhiều bạn dễ bị nhầm chúng với những loại khác. Hãy phân biệt bằng lớp dừa nạo được phủ bên ngoài nhé! Hơn nữa, loại bánh này cũng không được để trong tủ hấp bánh bao mini. Chúng thường được dùng ngay sau khi làm và có hạn sử dụng rất ngắn.
Trước đây bánh bao chỉ được bán dạo ngoài đường trên những chiếc xe đạp cũ. Tuy nhiên, món ăn này lại không nhận được nhiều sự yêu thích. Cơ sở sản xuất cũng vì thế mà mai một dần. Suýt chút nữa cái tên này đã bị rơi vào quên lãng. Cho tới khi những quán ẩm thực Hồng Kông, dimsum được mọc lên thì chúng mới “gây sốt” trở lại. Hiện nay, giới trẻ đã biết về món ăn này nhiều hơn, rất hay order khi đến các hàng, quán.
2. Bánh bao chỉ có gì khác so với các loại thường?
Qua phần nguồn gốc trên, hẳn bạn mới biết món ăn này có hình thức khác với bánh bao. Ngoài ra, chúng còn có đặc điểm nào không giống và đặc trưng hơn?
2.1 Bột bánh
Trước hết, ta phải xét về kết cấu của lớp vỏ. Nhu mễ chỉ được làm từ bột nếp. Nếu xét về quen thuộc với người Việt, thì bạn có thể liên tưởng ngay tới bánh dẻo Trung Thu. Vì vậy, lớp bột mới dẻo, thơm mùi sữa và có vị ngọt của đường. Gạo nếp được đun chín, sau đó tạo hình và bọc nhân vào bên trong. Đơn giản nhất, bạn có thể làm vỏ màu trắng. Thế nhưng, sáng tạo hơn thì có thể làm màu matcha, đỏ, vàng, tím, xanh lam,…
➤➤➤ THAM KHẢO: Cách ủ bột bánh bao
2.2 Nhân bánh
Nhân bánh truyền thống, chuẩn người Trung Hoa là đậu phộng với dừa được sên chín kỹ. Sau này, người ta mới biến tấu thêm nhiều kiểu như sen, đậu xanh, khoai môn, mè đen,… Mỗi hương vị đều có nét hấp dẫn và thu hút riêng. Trước khi được bọc vào, nhân cần được xay nhuyễn, làm chín và tạo hình.
2.3 Lớp áo bên ngoài vỏ
Bên ngoài bánh được bọc thêm 1 lớp bột áo để chống dính. Thêm vào đó là lớp bột dừa. Vừa tăng thêm hương vị, vừa giúp phân biệt với bánh dày Nhật hay bánh truyền thống của Triều Tiên. Tất nhiên, nếu bạn là “tay mơ” thì việc nhận ra loại này cũng không đơn giản đâu nhé! Chưa biết chừng, bắt tay vào làm thử thì kiến thức hay tay nghề đều sẽ nâng cao hơn đấy.
✔✔✔ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Bánh bao xá xíu
3. Hướng dẫn cách làm bánh bao chỉ chi tiết nhất
Có lẽ, cách làm loại bánh này sẽ khiến bạn thấy “quen thuộc” ở 1 vài công đoạn. Thế nhưng đừng vì vậy mà tiến hành theo thói quen và cảm tính. Lần đầu, hãy làm theo công thức. Nếu thành công thì bạn có thể tùy ý sáng tạo những lần sau.
3.1 Nguyên liệu cần có
- Lớp vỏ : Bột nếp, sữa tươi có đường, bột dừa xay nhỏ.
- Nhân bánh: Có thể sáng tạo tùy ý. Cần chuẩn bị mè đen, đường hạt, dừa nạo, vani.
“Mách nhỏ” cách chọn bột nếp không cần dùng lò nướng hay lò vi sóng.
Nhiều công thức sẽ yêu cầu bạn dùng bột nếp. Sau đó trộn các nguyên liệu và hấp chín. Tuy nhiên, để lược bỏ bước này, bạn nên mua bột nếp rang. Đây chính là loại đã được rang chín, hay còn gọi là bột bánh dẻo. Dùng làm bột áo cũng rất an toàn cho sức khỏe gia đình. Bạn có thể mua loại này tại các cơ sở phân phối đồ làm bánh uy tín.
3.2 Các bước thực hiện
Với kiểu bánh bao này, bạn sẽ tiến hành làm nhân trước. Đặc trưng của bột nếp sau khi trộn là rất nhanh bị khô. Bạn nên chuẩn bị tất cả các nguyên liệu trước khi bắt đầu làm vỏ. Thực hiện theo hướng dẫn chi tiết dưới đây.
Bước 1: Chuẩn bị nhân bánh
- Pha bột nếp với nước lọc, tạo thành hỗn hợp loãng.
- Rang chín mè đen với lửa nhỏ trên bếp. Dùng lửa lớn sẽ làm nguyên liệu bị cháy sém, không có mùi thơm.
- Đun chảy đường, đổ mè đen đã rang, vani (vài giọt) và dừa nạo vào chảo. Cho nhỏ lửa nhất có thể và bắt đầu sên nhân.
- Sau 10-15’’, bạn cho 1-2 thìa bột nếp đã pha vào, tiếp tục đảo đều. Lặp lại thao tác như vậy tới khi thu được khối nhân dẻo, mềm, không dính tay.
- Không nên cho quá nhiều bột nếp. Sau 30’’ lại thêm 1 lần. Nếu lần đầu đã thu được hỗn hợp đúng yêu cầu thì không nên lạm dụng.
- Chia nhân thành các viên tròn đều nhau, có trọng lượng lớn hơn phần vỏ định làm.
- Bọc kín lại và để nơi khô ráo, nhiệt độ phòng để không làm khô nhân.
Bước 2: Làm vỏ bánh
- Trộn bột với sữa tươi có đường theo tỷ lệ 1:2. Ví dụ 100gr bột thì dùng 200ml sữa, có thể thêm vài giọt vani (nếu thích).
- Nếu thấy bột nhão thì thêm từng thìa bột vào hỗn hợp. Thêm tới đâu, nhào tới đó. Nên cho vào bằng thao tác “rắc/rải” để bột có thể phủ đều, không bị vón cục.
- Bạn nên cho sữa vào âu trộn trước rồi thêm từng thìa bột và dùng đũa khuấy đều. Tới khi hỗn hợp đặc lại thì mới dùng tay.
- Đối với lớp vỏ, bạn chỉ nên mix tới khi các nguyên liệu đã hòa lẫn vào nhau.
Bước 3: Tạo hình lớp vỏ
- Trải 1 lớp bột áo dày ra mặt bàn, trút khối bột trong âu ra ngoài.
- Lăn qua lăn lại để tạo thành 1 khối trụ dài. Dùng dao cắt bột thành những phần có trọng lượng nhỏ hơn nhân đã chia.
- Nên phủ phần bột đó lại để không khí không làm khô bề mặt.
- Cán dẹt bột rồi dùng miệng cốc/bát in xuống để tạo thành hình tròn.
Bước 4: Gói bánh
- Sau khi đã tạo hình lớp vỏ, bạn cho nhân vào giữa và gói tròn lớp bọc bên ngoài lại.
- Chỉ vê nhẹ trong lòng bàn tay, lăn qua lớp dừa xay và bày ra đĩa.
- Thực hiện tương tự với phần nguyên liệu còn lại tới khi hoàn tất. Vậy là ta đã có 1 phần bánh bao chỉ mềm dẻo, ngọt ngào.
Lưu ý:
- Nên sử dụng lớp bột áo dày. Tay nặn bánh hay tạo hình cũng phải xoa bột. Dao dùng để cắt vỏ cũng nên xoa bột để bột không bị dính.
- Để bảo quản, bạn nên bọc kín và để vào tủ lạnh. Khi nào muốn ăn thì cho lò vi sóng hoặc hấp khoảng 3’’. Tuy nhiên, bánh chỉ ngon nhất khi thưởng thức ngay.
Thiết bị bếp Kanawa hy vọng bạn sẽ thành công với các thao tác làm bánh bao chỉ đã được chia sẻ. Vậy là lại có thêm 1 món ăn mới được thêm vào list “nữ công gia chánh”. Nếu đã làm tốt thì lần sau hãy thử thêm màu cho vò và làm loại nhân khác nhé.