Dù công nghệ ngày càng phát triển nhưng cách làm tương Miso của người Nhật gần như không thay đổi. Để tạo nên một mẻ Miso đúng chuẩn đều phải trải qua các bước như: nấu đậu này, nghiền đậu, lên men… Có lẽ đây chính là lý do tạo nên loại gia vị vô cùng tốt cho sức khỏe.
Contents
Tương Miso là gì?
Miso là một loại tương lên men được làm từ đậu nành là chính với vị mặn đặc trưng. Có thể được sử dụng như gia vị hoặc nước sốt trong nhiều món ngon. Đặc biệt Miso còn sở hữu tác dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra khi dùng Miso bạn còn có rất nhiều lựa chọn về màu sắc cũng như mùi vị. Trong đó Miso trắng và vàng vô cùng phổ biến, còn Miso đỏ sở hữu vị đậm hơn dành cho những “tín đồ lâu năm” của món Nhật.
Những lưu ý cần nắm khi làm tương Miso chuẩn Nhật
Ngoài việc mua tương Miso từ các hãng gia vị thì nhiều người cũng thử sức làm đậu tương tại nhà. Để cho ra những mẻ tương chuẩn ngoài công thức và phương pháp bạn còn phải chú ý đến một số điều sau đây.
– Không gian ủ sẽ kiểm soát độ lên men của Miso. Trong đó môi trường ấm và ẩm ướt sẽ làm tăng tốc độ lên men. Còn ngược lại nơi sở hữu nhiệt độ lạnh, khô ráo sẽ làm nó chậm bước tiến của men.
– Tránh gió là một trong những yếu tố tiên quyết để có một phần Miso chuẩn.
– Đừng quên ghi lại các thông tin của Miso như: ngày bắt đầu, ngày kết thúc dự kiến, cũng như hỗn hợp và hàm lượng muối… Để tránh việc nhầm lẫn.
Cách làm Miso Truyền thống từ xa xưa của người Nhật.
Dưới đây là cách người Nhật làm Miso theo phương pháp truyền thống.
Bước 1. Đun sôi đậu nành
Đậu nành sau khi đực ngâm qua đêm thì mang đi đun với lửa nhỏ cho đến khi hạt đậu mềm. Ngày nay để quy trình này nhanh hơn nhiều người đã sử dụng nồi hấp hoặc nồi áp suất thay thế. Cách này nhanh gọn nhưng không hề làm thay đổi kết cấu của đậu.
Bước 2. Nghiền đậu nành
Nhiều người thường không nghiền đậu mà sử dụng máy sinh tố để xây. Tuy nhiên việc nghiền đậu bằng cói hay bằng tay vẫn được khuyến khích vì sẽ cho ra những hạt đậu thô hơn, mang đến tương Miso truyền thống hơn, kích thích quá trình lên men.
Bước 3. Trộn koji và muối
Sau khi nghiền đậu nành bạn hãy trộn chúng cùng men Koji dành riêng cho Miso và một ít muối. Lượng muối thường từ 4% đến 13% khối lượng của đậu. Sau đó cho hỗn hợp miso vừa trộn vào trong các thùng gỗ hoặc lu gốm.
Bước 4. Lên men Miso và chờ đợi thành phẩm
Cho các thùng miso trên vào những nơi sạch, tránh ánh nắng và gió. Vậy là Miso sẽ tự lên men trong khoảng 9 đến 11 tháng.
Người Nhật quan niệm rằng chuẩn bị làm miso vào khoảng tháng Giêng là tốt nhất. Sau đó thu hoạch thành quả vào độ tháng 10 đến tháng 11. Lúc này nhiệt độ bắt đầu giảm cũng chính là lúc quá trình lên men chậm lại.
Ngoài tự làm Miso tại nhà bạn còn có thể mua Miso thành phẩm thông qua Website: moshimoshi.vn hoặc Liên hệ Hotline: 0902.515.699 – 0909.245.123 để đặt hàng.
Tham khảo thêm: Các loại tương Miso Nhật Bản.
Chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm Nhật Bản chất lượng với giá thành tốt nhất dành cho Quý Khách!