Nước ép dâu tằm là một món đồ uống hấp dẫn vào thời điểm cuối xuân đầu hạ. Mùa dâu tằm chín rộ chỉ kéo dài khoảng 3-4 tuần, do đó nhiều người luôn hào hứng chờ đợi để được thưởng thức loại quả mọng chua ngọt này và món nước ép bổ dưỡng từ dâu tằm.
Vốn dĩ dâu tằm được trồng để lấy lá cho tằm ăn. Tuy nhiên, khi phát hiện hương vị thơm ngon của quả dâu tằm, chúng được sử dụng để ủ rượu, sên mứt, sấy khô, làm nước ép, pha trà, thậm chí dùng trong phần sốt của các món ăn mặn.
(Nguồn: Tasty Kitchen)
Quả dâu tằm thường có màu đen, đỏ hoặc trắng. Nước ép dâu tằm sóng sánh như rượu vang, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng ấn tượng và cũng phong phú về cách chế biến.
Bài viết này của True Juice sẽ giúp bạn tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến nước ép dâu tằm, bao gồm cách pha nước dâu tằm ngon. Cùng tìm hiểu nhé!
Contents
THÔNG TIN DINH DƯỠNG CỦA QUẢ DÂU TẰM
Nước cốt dâu tằm có tốt không? Trước hết, bạn cần biết thông tin dinh dưỡng trong 100g dâu tằm tươi:
- Calo: 43
- Nước: 88%
- Protein: 1,4g
- Carb: 9,8g
- Đường: 8,1g
- Chất xơ: 1,7g
- Chất béo: 0,4g
Khoảng 10% carb này ở dạng đường đơn, tinh bột, chất xơ hòa tan và không hòa tan. Về cơ bản, chúng khá nhiều nước và ít calo.
Nếu bạn muốn biết chính xác nước cốt dâu tằm bao nhiêu calo, hãy cân lượng dâu tằm bạn sử dụng để ép nước và tính cụ thể dựa trên thông tin “100g dâu tằm tươi = 43” calo nhé.
(Nguồn: Healthline)
Dâu tằm cũng thường được tiêu thụ ở dạng sấy khô, tương tự như nho khô. Ở dạng này, chúng chứa 70% carb, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo. Hàm lượng protein này khá cao so với hầu hết các loại quả mọng.
Chất xơ
Dâu tằm tươi chứa một lượng chất xơ vừa phải, tương ứng với 1,7% trọng lượng. Chất xơ hòa tan (25%) ở dạng pectin và chất xơ không hòa tan (75%) ở dạng lignin.
Chất xơ giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.
Vitamin và khoáng chất
Dâu tằm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và sắt.
– Vitamin C: Một loại vitamin thiết yếu cho làn da và hỗ trợ nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
– Sắt: Khoáng chất quan trọng giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
– Vitamin K1 (phylloquinone): Rất quan trọng đối với quá trình đông máu và sức khỏe của xương.
– Kali: Khoáng chất thiết yếu có thể giúp giảm huyết áp và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim.
– Vitamin E: Giúp cơ thể tránh khỏi các tổn thương bởi quá trình oxy hóa.
(Nguồn: WhiskAffair)
Hợp chất thực vật khác
– Anthocyanin: Một nhóm chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch.
– Cyanidin: Loại anthocyanin đặc biệt chịu trách nhiệm cho việc tạo nên màu sắc đen, đỏ hoặc tím của dâu tằm.
– Axit chlorogenic: Chất chống oxy dồi dào có trong nhiều loại trái cây và rau quả.
– Rutin: Chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và bệnh tim.
– Myricetin: Hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bị tấn công bởi một số tế bào ung thư.
Lượng hợp chất thực vật trong dâu tằm còn phụ thuộc vào giống. Ngoài ra, những quả dâu tằm trưởng thành và có màu đậm giàu hợp chất thực vật hơn và có khả năng chống oxy hóa cao hơn.
Hãy tiếp tục tìm hiểu chi tiết về tác dụng của nước ép dâu tằm trong phần dưới đây.
NƯỚC ÉP DÂU TẰM CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Bạn có thể nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe khi bổ sung nước ép dâu tằm vào chế độ dinh dưỡng của mình:
1. Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
(Nguồn: Olive Wood Vegan)
Dâu tằm chứa một lượng chất xơ khá lớn mà cơ thể cần để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Khi ép lấy nước, phần lớn chất xơ không hòa tan bị bỏ đi cùng với bã, nhưng chúng ta vẫn có thể hưởng lợi từ phần chất xơ hòa tan còn lại. Nếu gặp vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi hoặc co thắt dạ dày, bạn có thể thử dùng món đồ uống tự nhiên này.
2. Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu đã được thực hiện ở Ý bởi Viện F. De Ritis và Đại học Công giáo Thánh Tâm (Catholic University of Sacred Heart) nhằm xác định khả năng hỗ trợ giảm cân của dâu tằm.
Theo kết quả thu được, những người sử dụng dâu tằm trong kế hoạch ăn kiêng hàng ngày với tổng calo là 1.300 đã giảm được khoảng 10% tổng trọng lượng cơ thể trong 3 tháng. Họ cũng quan sát thấy nhóm người này giảm được khá nhiều về số đo vòng eo và đùi.
Vì vậy, bạn hãy cân nhắc bổ sung nước ép dâu tằm để có một cơ thể gọn gàng.
3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn muốn hạn chế lượng đường trong máu, dâu tằm trắng có thể là giải pháp phù hợp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một số hóa chất thực vật có trong dâu tằm trắng giống với các loại thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2.
(Nguồn: Poison Control)
4. Giảm nguy cơ ung thư
Dâu tằm dồi dào anthocyanins, hợp chất thực vật giúp ngăn chặn các tế bào ung thư. Chúng cũng chứa resveratrol, được biết đến với đặc tính chống ung thư ruột kết, ung thư da, tuyến tiền liệt và tuyến giáp.
5. Cải thiện lưu thông máu
Nước ép dâu tằm rất giàu chất chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng của mạch máu bằng cách làm giãn nở chúng. Nhờ đó, dòng máu chảy tự do từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể, đảm bảo kiểm soát huyết áp.
Ngoài ra, dâu tằm chứa nhiều sắt, thúc đẩy cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu. Các hợp chất polyphenol có trong dâu tằm bảo vệ các mạch máu và hàm lượng kali giúp giữ huyết áp ở mức an toàn.
6. Giúp xương chắc khỏe
Sự kết hợp của vitamin K, canxi và sắt có tác dụng tuyệt vời đối với việc xây dựng các mô xương. Những chất dinh dưỡng này giúp đảo ngược các dấu hiệu thoái hóa của xương, ngăn ngừa các rối loạn như loãng xương và viêm khớp.
7. Tăng cường sức khỏe não bộ
Nước ép dâu tằm cung cấp cho cơ thể lượng canxi cần thiết. Chúng giúp chống lão hóa cho bộ não, giữ trí óc minh mẫn và tỉnh táo, thậm chí ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
(Nguồn: Olive Wood Vegan)
8. Bảo vệ lá gan
Lượng sắt trong nước ép dâu tằm có khả năng nuôi dưỡng và thanh lọc máu trong gan, nhờ đó duy trì sức khỏe của cơ quan thải độc này.
9. Ngăn ngừa cảm cúm
Nếu bạn thường xuyên bị cảm cúm thì ăn dâu tằm hoặc uống nước ép dâu tằm có thể giúp ích ít nhiều. Tác dụng của dâu tằm trong trường hợp này là tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa cảm lạnh và điều trị cúm.
10. Giàu chất chống viêm
Dâu tằm chứa resveratrol có đặc tính chống viêm. Anthocyanin có trong dâu tằm cũng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và có thể được sử dụng như một chất thay thế cho thuốc chữa bệnh dị ứng.
Với những ai thắc mắc “bà bầu uống nước ép dâu tằm được không”, đây là loại đồ uống cực kỳ giàu vitamin C và có lợi cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nước cốt dâu tằm không phải là thuốc và không thể thay thế cho chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào, hãy tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ trước tiên.
CÁCH LÀM NƯỚC ÉP DÂU TẰM
Nước dâu tằm là gì? Đó là phần chất lỏng thu được khi ta ép quả dâu tằm và bỏ đi phần bã. Uống nước ép dâu tằm tươi luôn tốt hơn nước ép dâu tằm đóng chai có chứa đường và chất bảo quản.
1. Mẹo chọn dâu tằm chất lượng
(Nguồn: Oman Observer)
Để chọn được dâu tằm chất lượng, bạn có thể tham khảo những mẹo sau đây:
- Chọn dâu tằm có màu sắc đẹp và độ bóng bẩy nhất định.
- Nếm thử dâu tằm nếu được phép. Dâu tằm chất lượng sẽ có vị ngọt, đậm đà và thơm ngon.
- Chọn dâu tằm còn giữ được độ tươi mới, không bị héo hoặc dập nát.
- Ưu tiên dâu tằm được bán tại cửa hàng đáng tin cậy, để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
- Nên chọn dâu tằm được trồng bằng phương pháp hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường.
Ngoài ra, bạn cũng nên dùng dâu tằm càng sớm càng tốt sau khi mua.
2. Công thức nước ép dâu tằm
Hầu hết hướng dẫn trên mạng về cách làm nước ép dâu tằm đều gợi ý bạn sử dụng đường để tạo ngọt. Riêng True Juice khuyên bạn nên bỏ qua đường và cảm nhận hương vị hoàn toàn tự nhiên và nguyên chất của nguyên liệu.
Trong trường hợp dâu tằm quá chua, bạn có thể mix cùng một số loại quả ngọt khác hoặc thêm một chút mật ong vào khuấy đều. Bổ sung thêm rau củ vào công thức nước ép dâu tằm của mình cũng là cách lý tưởng để tăng cường dinh dưỡng.
Vậy nước ép dâu tằm mix với gì? Quy trình nước ép dâu tằm ra sao? Có khá nhiều cách làm nước dâu tằm để uống. Hãy tham khảo 2 công thức dưới đây.
Nước ép dâu tằm mix cam chanh
(Nguồn: Epicurious)
Nguyên liệu:
– 200g dâu tằm tươi
– 1 quả cam
– 1/2 quả chanh
Cách làm:
– Ngâm rửa dâu tằm cẩn thận để không làm quả dập.
– Cam và chanh vắt lấy nước, bỏ vỏ bỏ hạt.
– Cho dâu tằm vào máy ép, sau đó mix nước cốt dâu tằm cùng nước cam chanh.
Nếu sử dụng máy xay sinh tố, bạn có thể cho dâu tằm vào cùng nước cam chanh và xay nhuyễn. Lọc bã nếu muốn.
Đổ ra cốc và uống liền. Thêm một chút mật ong nếu cần thiết.
Nước ép dâu tằm mix rau củ
(Nguồn: SideCheck)
Nguyên liệu:
– 100g dâu tằm
– 1 quả lê
– 2 củ cà rốt
– ½ củ dền
– 1 nắm cải bó xôi
– 1cm gừng tươi
Cách làm:
– Dâu tằm ngâm rửa nhẹ nhàng.
– Lê, cà rốt, củ dền gọt vỏ, thái miếng vừa miệng máy ép.
– Cải bó xôi rửa sạch, thái thành từng khúc ngắn.
– Gừng tươi để nguyên vỏ hoặc cạo vỏ tùy thích, cắt lát nhỏ.
– Cho vào máy ép xen kẽ tất cả nguyên liệu cho đến hết.
Cách uống nước cốt dâu tằm này sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái và tràn trề năng lượng tức thì!
3. Cách bảo quản nước ép dâu tằm
(Nguồn: Passionate About Baking)
Nước ép dâu tằm là một loại nước ép tươi và nhạy cảm với vi khuẩn. Vậy nước cốt dâu tằm để được bao lâu và bảo quản như thế nào? Dưới đây là những thông tin bạn cần lưu ý:
– Bảo quản trong tủ lạnh: Sau khi ép xong, bạn nên đổ nước ép dâu tằm vào chai thủy tinh, vặn kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu bạn thắc mắc nước ép dâu tằm để được bao lâu, thì câu trả lời là nó sẽ giữ được độ tươi và hương vị tốt nhất trong vòng 24 giờ. Càng để lâu, nước ép dâu tằm càng dễ bị oxy hóa và hao hụt dinh dưỡng.
– Sử dụng bình giữ nhiệt: Khi mang nước ép ra ngoài, bạn nên đựng trong bình giữ nhiệt để nước ép tươi lâu hơn.
– Đông lạnh: Đây là cách làm nước dâu tằm để được lâu. Cụ thể, sau khi ép dâu tằm, bạn có thể nước ép cho vào khay đá hoặc túi zip, rồi đặt trong ngăn đông tủ lạnh. Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần rã đông và uống ngay. Tuy nhiên, đây không phải cách nên được ưu tiên khi bảo quản nước ép.
Nên nhớ rằng, bất kể phương pháp bảo quản nào bạn sử dụng, hãy đảm bảo rằng nước ép dâu tằm được bảo quản trong môi trường sạch sẽ và an toàn để tránh bị nhiễm vi khuẩn.
DỊCH VỤ NƯỚC ÉP TƯƠI GIAO HÀNG NGÀY
Để tiết kiệm thời gian và công sức xay ép rau quả tại nhà, bạn có thể đăng ký liệu trình nước ép Juice Daily tại True Juice để bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.
- Chỉ với 2 chai nước ép, bạn sẽ nạp vào cơ thể từ 0,9 – 1,5kg rau củ quả tươi sống ở dạng lỏng, giúp vitamin – enzyme – khoáng chất dễ được hấp thụ nhanh chóng vào cơ thể!
- Rau củ quả tại True Juice được canh tác theo hướng hữu cơ và có chứng nhận uy tín. Bạn có thể yêu cầu kiểm tra thông tin về nguồn nguyên liệu.
- Công thức nước ép được thiết kế bởi chuyên gia hàng đầu Việt Nam về nước ép – Natural Juice Therapist Trần Thanh Huyền. Mỗi công thức trong liệu trình Juice Daily chứa từ 4-10 nguyên liệu và có tổng cộng hơn 100 công thức được thay đổi liên tục. Bạn sẽ không uống trùng một chai nước ép nào trong suốt cả tuần, có nghĩa dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ cực kỳ phong phú!
- Shipper sẽ giao nước ép tận nơi tới nhà riêng hoặc công ty của bạn vào buổi sáng. Bạn sử dụng nước ép trong ngày và trả chai thủy tinh cho True Juice khi nhận hàng vào sáng hôm sau. Chai thủy tinh giữ chất lượng nước ép tốt hơn chai nhựa và là giải pháp đóng gói thân thiện với môi trường.
Đừng ngần ngại liên hệ ngay để được tư vấn:
NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
096 278 88 45
KẾT LUẬN
Bạn vừa tìm hiểu về 10 tác dụng đáng chú ý của nước cốt dâu tằm nguyên chất, biết nước cốt dâu tằm làm gì ngon và bảo quản đồ uống này như thế nào.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến nước ép rau củ quả, hãy để lại bình luận ở bên dưới để được True Juice giải đáp nhanh nhất nhé.
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP HOA QUẢ – 13 CÔNG THỨC TỐT CHO SỨC KHỎE 2023
NƯỚC ÉP DƯA HẤU – 3 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN, HẤP DẪN
NƯỚC ÉP DỨA – TOP 9 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP TÁO – TOP 10 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP LỰU – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP ỔI – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM. 6 CÔNG THỨC LÀM TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC
NƯỚC ÉP CAM – TOP 8 CÔNG THỨC DA SÁNG. DÁNG KHỎE 2023
NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM
NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP CHANH DÂY – TOP 6 CÔNG THỨC MÁT LẠNH, THƠM NGON
NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP VẢI – TOP 5 CÁCH LÀM THƠM NGON, GIẢI NHIỆT HÈ
NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA
NƯỚC ÉP CHUỐI – 15 CÔNG THỨC MIX THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT
NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP QUÝT – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE. GIẢM CÂN
NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ – LỢI ÍCH & 17 CÔNG THỨC CHI TIẾT
NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
Food NDTV: 11 Công thức nước ép trái cây dễ làm
https://www.healthline.com/nutrition/healthiest-juice