Có thể nói, họ nhà múi là những loại trái cây nổi tiếng, phổ biến, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Bên cạnh 2 cái tên “tiêu biểu” là cam và bưởi thì quýt cũng là trái cây quen thuộc và được ưa chuộng.
Quýt mọng nước, có hương vị ngọt ngào mạnh mẽ, nổi tiếng là ngọt hơn cam. Điều này giúp trái quýt trở thành món tráng miệng ngon lành, tốt cho sức khỏe.
Trong bài viết này, True Juice sẽ giúp bạn khám phá những công thức nước ép quýt thú vị và giải đáp các câu hỏi về thời gian, lưu ý… khi sử dụng.
Contents [hide]
UỐNG NƯỚC ÉP QUÝT CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Thành phần dinh dưỡng của quýt
Theo USDA, một quả quýt có trọng lượng 100g sẽ cung cấp khoảng:
- Calo – 53
- Tổng chất béo – 0,3g
- Tổng Carbohydrate – 13g
- Protein – 0,8g
- Kali – 166mg 4% RDI
- Vitamin A – 13% RDI
- Vitamin C – 44% RDI
- Vitamin B6 – 5% RDI
- Sắt – 1% RDI
- Canxi – 3% RDI
- Magiê – 3% RDI
Giống như tất cả các loại trái cây họ cam bưởi, quýt có lượng vitamin C dồi dào và lượng vitamin A vừa phải. Ngoài ra, ăn vỏ quýt cũng có những lợi ích sức khỏe nhất định vì có chứa một siêu chất chống oxy hóa flavonoid được gọi là tangeretin.
1. Giảm viêm
(Nguồn: Facebook)
Quýt giúp cơ thể giảm thiểu các quá trình viêm nhiễm nhờ chứa nhiều vitamin A. Chúng cũng chứa một lượng lớn vitamin C có tác dụng cung cấp một lượng chất chống oxy hóa đầy đủ.
Những chất chống oxy hóa này rất quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại cả bệnh viêm và bệnh cấp tính, cũng như ngăn chặn tác động lâu dài mà các quá trình này có thể gây ra đối với cơ thể.
2. Giảm nguy cơ ung thư
Quýt đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các loại ung thư trong cơ thể, giảm tổn thương tế bào có thể gây ra.
Bên cạnh các chất chống oxy hóa nổi tiếng của mình, quả quýt còn có chứa một lượng lớn các hợp chất Phyto có đặc tính chống ung thư. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn sự đột biến các tế bào bình thường và cả sự sao chép của các tế bào gây ung thư. Kết quả cuối cùng là tăng cường ức chế sự gia tăng của các khối u.
3. Hỗ trợ hệ miễn dịch
(Nguồn: Facebook)
Hệ thống miễn dịch chịu trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, hệ thống này không tự miễn dịch khỏi tác hại đến nó, nên cần được hỗ trợ bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng phòng thủ tốt hơn.
Quýt giúp cải thiện khả năng của hệ thống miễn dịch bằng cách phát hiện và tiêu diệt các mầm bệnh có hại, giúp bạn an toàn trong mùa cúm. Điều này có thể là do bioflavonoid thường được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt.
4. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tim có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể, do đó cần phải giữ cho nó luôn khỏe mạnh để ngăn ngừa sự gián đoạn các chức năng thiết yếu này.
Quả quýt có thể giúp bảo vệ tim mạch khỏi tác hại của các gốc tự do và chứng viêm, đây là hai nguyên nhân gây ra và đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.
Các vitamin C hiện diện trong quýt đóng vai trò như một phương tiện sẵn sàng cung cấp chất chống oxy hóa trong việc loại bỏ các gốc tự do trong máu và cải thiện tuần hoàn máu đến và đi từ trái tim.
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong quýt cũng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol LDL, giảm nguy cơ tim mạch đáng kể. Các chất siêu flavonoid cho thấy nhiều hứa hẹn trong các nghiên cứu như một cách hiệu quả để giảm cholesterol.
5. Điều hòa huyết áp
(Nguồn: Sport go fit)
Quýt, ngoài việc tốt cho tim mạch, còn có thể giúp duy trì huyết áp nhờ chứa nhiều kali. Kali là một chất điện phân quan trọng tương tự như natri, có tác dụng cân bằng mạnh mẽ đối với lượng máu, giúp đảm bảo rằng cơ thể không giữ lại lượng nước dư thừa.
Thêm vào đó, kali có tác dụng giãn mạch trên các mạch máu, cho phép đường kính lớn hơn và khả năng lưu thông của máu. Lời khuyên của các nhà khoa học là bạn nên bổ sung từ 1 – 2 quả quýt mỗi ngày để điều hòa huyết áp tốt hơn.
6. Hỗ trợ giảm cân
(Nguồn: Oberwiense)
Ít calo, nhiều chất xơ và giàu vitamin C, cùng với khả năng lợi tiểu và lượng calo thấp (khoảng 40 calo trên 100 gam), trái quýt thực sự hoàn hảo cho bất kỳ loại chế độ ăn kiêng nào. Nó hầu như không có chất béo và việc tiêu thụ nó là rất tốt trong chế độ ăn uống.
Ngoài ra, thành phần nobiletin có trong quýt đã được nghiên cứu bởi Đại học Western Ontario, Canada và cho kết quả tuyệt vời là có khả năng ức chế sự tăng cân.
7. Làm chậm quá trình lão hóa da
Quýt là biện pháp tự nhiên có hiệu quả cao trong việc chống lại sự lão hóa sớm và tình trạng xấu đi của da, phần lớn là nhờ vào hàm lượng Vitamin C của nó.
Vitamin C cần thiết cho sự tổng hợp collagen tối ưu và có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của khớp và da, cùng với nhiều mô khác. Ăn quýt thường xuyên có thể giúp loại bỏ nếp nhăn, cũng như cải thiện sự xuất hiện của làn da xỉn màu, bơ phờ – vốn là một dấu hiệu của sức khỏe làn da kém.
8. Cải thiện thị lực
(Nguồn: 123rf)
Sức khỏe mắt tốt đòi hỏi bạn phải tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa carotenoid, cũng như các hợp chất chống oxy hóa khác. Quýt chứa cả Vitamin C và Carotenoid Vitamin A. Vitamin A rất quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, cũng như hỗ trợ thoát dịch thủy tinh thể của mắt, nơi mà sự tích tụ áp suất có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp.
CÁCH LÀM NƯỚC ÉP QUÝT NGON TẠI NHÀ
1. Mẹo chọn quả quýt ngon
Bạn đã biết đến làm thế nào để chọn được quả quýt ngon chưa? True Juice sẽ giúp bạn bỏ túi những bí kíp đơn giản như sau:
– Dù là bạn mua loại quýt nào thì cũng nên chọn những quả quýt dẹt sẽ ngon và ngọt hơn quả tròn thường nhạt hoặc rất chua.
– Chọn quả quýt to vừa phải và vỏ không quá bóng. Khi cầm nắn thì có độ đàn hồi, cứng vừa phải và không quá mềm nhũn. Những quả như vậy thường ngọt tự nhiên, chín và tươi.
– Quan sát phần cuống quả còn xanh, gắn chặt vào quả và khó bị rơi ra khi dùng tay khều nhẹ thì biết quả đó tươi và thơm.
2. Các cách làm nước ép quýt
(Nguồn: Garten journal)
Dùng tay vắt quýt
- Bước 1: Bổ đôi quả quýt theo chiều ngang.
- Bước 2: Dùng tay vắt từng nửa quả vào cốc.
- Bước 3: Lọc bỏ hạt qua rây hoặc chắt sang một cốc khác.
Dùng đồ vắt quýt
- Bước 1: Bổ đôi quả quýt theo chiều ngang
- Bước 2: Úp từng nửa vào đồ ép và xoay cho đến khi kiệt nước.
- Bước 3: Cho nước quýt ra cốc, gạn bỏ hạt.
Dùng máy vắt quýt
- Bước 1: Bổ quả quýt thành hai nửa theo chiều ngang.
- Bước 2: Cho vào máy vắt quýt chuyên dụng.
- Bước 3: Cho nước quýt ra cốc (Phần vỏ, hạt đã được máy tự động loại bỏ).
Cách làm nước ép quýt bằng máy ép hoa quả
- Bước 1: Gọt bỏ vỏ và tách bỏ hạt của quả.
- Bước 2: Cho phần thịt quả vào máy ép.
- Bước 3: Rót nước quýt ra cốc.
Xem thêm: Cách làm nước ép quýt bằng máy xay sinh tố
3. Mẹo làm nước ép quýt không bị đắng
Giống như bất cứ họ hàng nhà có múi nào khác, nước ép quýt hoàn toàn có thể bị đắng nếu bạn không biết cách vắt. Bởi loại quả này có tinh dầu trong vỏ mà bạn nên gọt bỏ trước khi làm nước ép.
Bạn có thể hạn chế việc quýt bị đắng là cho vào lò vi sóng khoảng 30 giây để phần tinh dầu bốc hơi bớt đi rồi mới cắt ép. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá trình này có thể sẽ làm hao hụt một số vitamin hoặc chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt (đặc biệt là vitamin C).
Bên cạnh đó, cũng cần chắc chắn rằng bạn đã bỏ hết hạt của quýt ra nếu không muốn hợp chất limonin gây vị đắng ở trong đó ảnh hưởng đến việc thưởng thức của mình. Và hãy nhớ uống nước ép quýt càng sớm càng tốt bạn nhé.
4. Cách làm siro quýt
(Nguồn: Citrus Juice)
Thay vì vứt bỏ đi, siro quýt là cách hay để bạn tận dụng phần vỏ nhiều lợi ích cho sức khỏe như trị ho, tăng cường hệ miễn dịch… mà lại giải khát hấp dẫn nữa.
Thông thường, vỏ một quả quýt sẽ mất khoảng 20g đường và 100ml nước. Vì vậy, tùy vào số lượng vỏ mà bạn có để ước chừng khối lượng đường và nước tương ứng.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng các loại đường ít hoặc không qua tinh chế, đảm bảo tính hữu cơ như đường mật hoa dừa, đường nho, đường cỏ ngọt… sẽ tốt cho sức khỏe nhất.
Cách làm siro quýt rất đơn giản. Bạn chỉ cần đun nước, đường và vỏ quýt cùng nhau. Bạn nên để nhiệt độ vừa và thi thoảng đảo nhẹ để vỏ quýt không dính nồi gây cháy. Thành phẩm siro đạt yêu cầu khi chuyển màu cánh gián và hơi sánh sệt.
Sau đó, bạn tắt bếp và để siro nguội. Bạn có thể để lại hoặc vớt bỏ vỏ quýt trước khi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín bảo quản. Mỗi lần dùng, bạn nên sử dụng thìa sạch để lấy nước siro quýt, có thể uống trực tiếp để trị ho hoặc hòa với nước đun sôi để nguội làm nước giải khát.
TOP 6 CÔNG THỨC NƯỚC ÉP QUÝT GIẢM CÂN, ĐẸP DA
Nước ép quýt mix với gì?
Quýt là một lựa chọn tráng miệng tuyệt vời cho sức khỏe nhờ vị ngọt tự nhiên của chúng. Chúng kết hợp tốt với các loại trái cây khác như đào và táo, hoặc như một loại trái cây độc lập phủ sữa chua ngọt nhẹ.
Cùng điểm danh những cái tên “xuất sắc” khi kết hợp với quýt trong 6 công thức dưới đây.
Ngoài ra, True Juice còn gợi ý bạn có thể “sáng tạo” khi làm nước juice quýt mix với chanh dây, ớt chuông, củ dền… xem sao nhé.
1. Nước ép quýt táo
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người
(Nguồn: Maxresdefault)
Nguyên liệu:
– 1 quả quýt
– 1 quả táo
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ:
– Dao
– Thìa
– Ly đựng
– Máy ép / Máy xay
– Đồ vắt quýt (tùy chọn)
– Rây lọc (đối với sử dụng máy xay)
Cách chế biến:
– Quýt rửa và làm mềm bằng cách lăn nhẹ, sau đó bổ đôi vắt lấy nước.
– Táo sơ chế sạch, nhất là phần cuống để loại bỏ bụi bẩn ở đây rồi cắt miếng vừa ép. Bạn có thể dùng máy ép lấy nước hoặc máy xay sinh tố cùng ít nước lọc để xay mịn, lấy nước bỏ bã.
– Mix 2 loại nước ép với nhau và đừng quên cho nước cốt chanh để bảo quản lâu hơn bạn nhé.
Thành phẩm:
– Táo và các loại quả có múi luôn là mối “duyên” về hương vị và dinh dưỡng. Hãy thử ngay và rất có thể, bạn sẽ không nhớ nổi hương vị của nước ép cam táo như thế nào vì đã chuộng nước ép quýt mix táo đó.
2. Nước ép quýt rau bó xôi
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người
(Nguồn: Healthyrecipes)
Nguyên liệu:
– 1 quả quýt
– 5 lá rau bó xôi to
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ:
– Dao
– Thìa
– Ly đựng
– Máy ép / Máy xay
– Đồ vắt quýt (tùy chọn)
– Rây lọc (đối với sử dụng máy xay)
Cách chế biến:
– Các nguyên liệu rửa sạch, cát khúc để ép.
– Sau khi quýt và rau đã ráo nước, bạn cho vào máy ép hoa quả cả hai nguyên liệu. Hoặc vắt nước quýt trước, ép nước rau bó xôi bằng cách sử dụng máy xay sinh tố, lọc bỏ bã rồi cho hai loại nước với nhau.
– Khuấy đều cùng với nước cốt chanh rồi thưởng thức.
Thành phẩm:
– Ly nước ép có màu xanh dịu bắt mắt, vị chua ngọt tự nhiên dễ uống và đem đến cảm giác sảng khoái vì vừa được bổ sung một lượng vitamin vô cùng dồi dào và bổ dưỡng, như thể các tế bào của bạn được xoa dịu và làm lành.
3. Nước ép quýt mật ong
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người
(Nguồn: 123rf)
Nguyên liệu:
– 1 quả quýt
– 2 thìa mật ong nguyên chất
– Nước cốt ¼ quả chanh
Dụng cụ:
– Dao
– Thìa
– Ly đựng
– Máy ép / Máy xay
– Đồ vắt quýt (tùy chọn)
– Rây lọc (đối với sử dụng máy xay)
Cách chế biến:
– Quýt bóc vỏ và tách múi dễ bỏ hạt. Sau đó ép bằng máy ép hoặc dùng máy xay làm nhuyễn lọc bã.
– Khuấy đều nước ép quýt cùng với nước chanh và mật ong. Uống liền.
Thành phẩm:
– Là công thức đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể làm, kể cả những bạn nhỏ cũng có thể tự tay chế biến được (nếu không sử dụng máy thì các bé có thể vắt quýt bằng tay (làm một cách thủ công)). Nhưng dễ làm không có nghĩa là hương vị của công thức này “tầm thường” đâu nhé, mà ngược lại, cực kỳ lôi cuốn đó.
4. Nước ép quýt cà rốt
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người
(Nguồn: Maxresdefault)
Nguyên liệu:
– 1 quả quýt
– 1 củ cà rốt
– 1 quả táo
– Nước cốt ½ quả chanh
– Vài lát gừng mỏng
Dụng cụ:
– Dao
– Thìa
– Ly đựng
– Máy ép / Máy xay
– Đồ vắt quýt (tùy chọn)
– Rây lọc (đối với sử dụng máy xay)
Cách chế biến:
– Quýt làm mềm (lăn nhẹ hoặc cho vào lò vi sóng quay 30 giây) để vắt cho nhiều nước.
– Cà rốt và táo rửa sạch, nên chọn loại hữu cơ để có thể ép luôn được cả vỏ.
– Cho các nguyên liệu đã vệ sinh và ráo nước, được cắt khúc đem ép xen kẽ.
– Mix tất cả với nhau.
Thành phẩm:
Công thức nước ép cam cà rốt là một trong những top menu được nhiều người “hâm mộ”. Vậy hãy thử phiên bản “họ hàng” là nước ép quýt mix cà rốt và đưa ra đánh giá của bạn, liệu bạn thấy loại nước nào thú vị hơn nhé.
5. Nước ép quýt gừng
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người
(Nguồn: Paaka Shaale)
Nguyên liệu:
– 1 quả quýt
– 2cm gừng tươi nạo vỏ
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ:
– Dao
– Thìa
– Ly đựng
– Máy ép / Máy xay
– Đồ vắt quýt (tùy chọn)
– Rây lọc (đối với sử dụng máy xay)
Cách chế biến:
– Quýt rửa sơ, để khô vỏ rồi vắt lấy nước. Bạn nên vận dụng các tips ở trên để nước ép quýt không bị đắng nhé.
– Gừng xay với chút nước lọc cho tới khi mịn rồi đem lọc để chỉ lấy nước cốt.
– Trộn đều hai loại nước ép cùng với nước cốt chanh.
Thành phẩm:
– Nếu ai đó bị ho thì bạn nên áp dụng ngay công thức này nhé. Chưa kể nếu bổ sung công thức này, bạn sẽ thấy mình tránh khỏi những bệnh cúm mùi nhờ hệ miễn dịch được cải thiện và hỗ trợ đó.
6. Nước ép quýt dâu
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 1 người
(Nguồn: Thecocktailproject)
Nguyên liệu:
– 1 quả quýt
– 500g dâu tây
– Vài nhánh lá bạc hà
– ½ quả chanh
Dụng cụ:
– Dao
– Thìa
– Ly đựng
– Máy ép / Máy xay
– Đồ vắt quýt (tùy chọn)
– Rây lọc (đối với sử dụng máy xay)
Cách chế biến:
– Quýt rửa và gọt vỏ, cắt để vắt lấy nước.
– Dâu tây chọn quả tươi và không bị thâm, đem rửa sạch một cách nhẹ nhàng vì loại quả này dễ bị dập, bỏ cuống và ép lấy nước. Nếu sử dụng máy xay sinh tố, bạn nên lọc qua rây để loại bỏ phần bã.
– Khuấy đều hỗn hợp nước ép hai loại quả, cùng với nước cốt chanh rồi thưởng thức.
Thành phẩm:
– Mùa quýt và dâu tây thường trùng nhau. Chính vì lẽ đó mà chẳng có lý do gì để bạn không kết hợp hai loại trái cây chua – ngọt tự nhiên này với nhau cả. Hãy bổ sung thường xuyên để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất bạn nhé.
Câu hỏi thường gặp với nước ép quýt
1. Nước ép quýt uống lúc nào?
(Nguồn: Vntrip)
Thời điểm để uống nước quýt tốt nhất là vào khoảng 1 – 2 tiếng sau ăn. Đó là khi bạn cảm thấy không quá no và cũng không quá đói, dạ dày bạn vừa tiêu hóa xong thức ăn và sẵn sàng để làm “nhiệm vụ” mới.
Cần lưu ý là trong quýt có thành phần axit nên bạn cần hạn chế uống lúc sáng sớm hoặc lúc dạ dày rỗng nếu không muốn có vấn đề về hệ tiêu hóa.
2. Cách bảo quản nước ép quýt
(Nguồn: Photocn)
Các chất dinh dưỡng và vitamin (nhất là vitamin C) thường giảm đi đáng kể nếu bạn không sớm sử dụng nước ép hoặc bảo quản không đúng cách. Chính vì vậy, cần lưu ý vấn đề lưu trữ nước ép quýt như thế nào khi bạn không dùng đến nhé.
Thông thường, nước ép quýt có thể để và sử dụng được trong vòng 24 giờ kể từ lúc ép xong. Cần để nước ép quýt trong chai lọ có nắp đậy (nếu dùng chai thủy tinh và rót đầy chai thì càng tốt, điều này sẽ làm hạn chế quá trình oxy hóa của nước ép) và trữ trong tủ lạnh ngăn mát.
LIỆU TRÌNH NƯỚC ÉP HÀNG NGÀY TẠI TRUE JUICE
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta mà đôi khi chính bản thân mình cứ tích trữ một cách thầm lặng và không hề nhận ra. Những “tổn thương” ấy đến từ thức ăn không đảm bảo chất lượng, sinh hoạt hàng ngày của bạn không đúng, thói quen sử dụng đồ có cồn, hút thuốc… Tất cả sẽ làm hạn chế khả năng cơ thể hấp thụ dinh dưỡng.
Chính vì thế, chúng ta luôn được khuyến nghị nên ăn 1 lượng rau quả nhất định mỗi ngày để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe. Nước ép định kỳ chính là giải pháp phù hợp để nạp vào cơ thể hàm lượng chất dinh dưỡng tốt theo một cách nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả.
Mỗi ngày 02 ly nước ép sẽ cung cấp cho bạn lượng rau củ đa dạng và phong phú, dễ dàng trải nghiệm nhiều hương vị của các loại hoa quả một cách tự nhiên và giữ trọn dưỡng chất nhất.
True Juice là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam đã nghiên cứu và sử dụng liệu trình nước ép tự nhiên, giúp cải thiện sức khỏe và thay đổi chỉ số cơ thể. Trong đó, liệu trình Daily Juice – Nước ép định kỳ hàng ngày là một lựa chọn được nhiều người tin dùng.
Sử dụng 100% rau củ canh tác hữu cơ và phát triển nên “gia tài” lên đến 200 công thức (mỗi công thức mix từ 4 – 10 nguyên liệu), True Juice sẽ giao tận nơi tới địa chỉ của bạn mỗi sáng 02 chai nước ép đựng trong chai thủy tinh sạch sẽ.
—
—
Nhận tư vấn miễn phí từ True Juice
0962 788 845
—
KẾT LUẬN
Không giống như cam hay bưởi, quýt chỉ có một mùa trong năm. Chính vì thế, khi thấy loại quả ngọt này thì bạn hãy tranh thủ mua về để làm nước ép cho mình và gia đình, bổ sung những vitamin cần thiết nhé lại cực kỳ đơn giản, dễ làm.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ tới nhiều người biết đến và ủng hộ Truejuice.vn nhé!
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP DƯA HẤU – 3 CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN, HẤP DẪN
NƯỚC ÉP DỨA – TOP 9 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP TÁO – TOP 10 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP LỰU – TOP 6 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP ỔI – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM. 6 CÔNG THỨC LÀM TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC
NƯỚC ÉP CAM – TOP 8 CÔNG THỨC DA SÁNG. DÁNG KHỎE 2023
NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM
NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP CHANH DÂY – TOP 6 CÔNG THỨC MÁT LẠNH, THƠM NGON
NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP VẢI – TOP 5 CÁCH LÀM THƠM NGON, GIẢI NHIỆT HÈ
NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA
NƯỚC ÉP CHUỐI – 15 CÔNG THỨC MIX THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT
NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP VIỆT QUẤT – TOP 6 CÁCH LÀM CHUẨN NGON, ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ – LỢI ÍCH & 17 CÔNG THỨC CHI TIẾT
NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP DÂU TẰM – 10 TÁC DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
Food NDTV: 11 Công thức nước ép trái cây dễ làm
https://www.healthline.com/nutrition/healthiest-juice