Tiết lộ 6 sai lầm trong cách sơ chế nấm rơm thường gặp làm mất chất dinh dưỡng

Tiết lộ 6 sai lầm trong cách sơ chế nấm rơm thường gặp làm mất chất dinh dưỡng

Nấm rơm là một trong những loại nấm có dinh dưỡng cao, vị ngọt tươi và cực kỳ dễ mua. Tuy nhiên, cách sơ chế nấm rơm sao cho đúng không phải ai cũng nắm rõ. Đặc biệt rất nhiều người tiêu dùng sơ chế sai cách, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy cùng FPT Shop tìm hiểu sâu về cách sơ chế, chế biến nấm rơm ngay tại đây.

Cách sơ chế nấm rơm đơn giản, nhanh chóng

Khác với các loại rau, nấm thông thường, nấm rơm sinh trưởng trên môi trường ẩm thấp, rơm rạ bị mục nát nên cách sơ chế nấm rơm cũng có vài điểm khác biệt. Dưới đây là cách cắt gọt, rửa nấm rơm tươi và khô:

Cách sơ chế nấm rơm tươi

Nấm rơm tươi sau khi mua về thì bạn dùng dao cắt gọt bỏ phần chân nấm (phần gốc có dính rơm) và những phần bị thâm. Ngâm nấm trong nước muối pha loãng trong khoảng 3 phút rồi vớt ra rổ, để ráo nước. Trong quá trình cắt gọt nấm rơm bạn cũng có thể cắt nấm rơm thành các miếng nhỏ theo ý muốn của mình.

Cách sơ chế nấm rơm tươi

Cách sơ chế nấm rơm khô

Cho phần nấm rơm khô cần sử dụng vào thau nước ấm (nhiệt độ khoảng 50 – 70 độ C) trong vòng 15 phút. Sau khi nấm rơm khô nở ra, dùng dao cắt bỏ phần gốc dính bẩn, thông thường nấm rơm khô đã được sơ chế trước khi sấy nên phần bụi bẩn còn tồn lại là rất ít. Vớt nấm ra rổ, cắt nấm thành các miếng tùy theo yêu cầu của món ăn.

Ngâm nấm rơm khô trong nước ấm

Tiết lộ 6 sai lầm trong cách sơ chế và chế biến nấm rơm

Mắc dù cách sơ chế nấm rơm nhìn chung khá đơn giản dù đối với nấm tươi hay nấm khô nhưng vẫn có một số sai lầm khiến cho nấm bị mất chất, thâm đen khi nấu nướng. Sau đây là 6 sai lầm thường gặp nhất khi sơ chế nấm rơm:

1. Rửa nấm rơm dưới vòi nước trực tiếp

Cấu tạo đặc trưng trên bề mặt nấm rơm đó là xốp, mềm nên khi rửa dưới vòi nước trực tiếp, nước thẩm thấu vào bên trong và gây ra tình trạng thâm đen mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nước từ bên ngoài thẩm thấu vào bên trong khiến cho mật độ ngọt của nấm giảm xuống, hương vị món ăn sẽ giảm đi khi chế biến.

Trong nấm rơm, có một lượng lớn chất Lysergic, chúng có thể chuyển hóa thành Vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời. Do đó, nếu rửa quá kỹ lưỡng hoặc ngâm lâu sẽ làm nấm mất chất. Tốt nhất chỉ nên rửa nhanh nấm dưới vòi nước rồi thấm nước đọng trên bề mặt nấm.

Rửa nấm với vòi nước trực tiếp làm chảy trôi các chất dinh dưỡng

2. Cắt thái nấm thành các miếng quá nhỏ

Nấm rơm đa phần có kích thước khá nhỏ, được bán dưới dạng búp nên có một lượng lớn chất ngọt ở bên trong. Nếu bạn cắt thái chúng thành những miếng nhỏ sẽ làm chất ngọt bị mất đi, hương vị và dinh dưỡng của món ăn cũng sẽ vì đó mà giảm xuống. Bề mặt các lát cắt nấm cũng dễ dàng bị oxy hóa và thâm đen.

Thế nên, ngoại trừ nấu cháo nấm bằng nồi áp suất, các món xào hay nấu canh thì nên giữ nguyên hoặc cắt đôi nấm rơm. Trước khi cắt, nên bôi một ít nước chanh lên lưỡi dao, đảm bảo các lát cắt đều có nước chanh thì tình trạng thâm đen sẽ không xảy ra.

Cắt thái nấm rơm thành các miếng nhỏ làm mất độ ngọt tự nhiên

3. Đổ bỏ nước ngâm nấm rơm khô

Bên cạnh nấm rơm tươi, nấm rơm khô cũng khá được ưa chuộng trong quá trình chế biến nhiều món ăn. Bước sơ chế đầu tiên sẽ là ngâm nấm trong nước để nấm khô nở ra. Các chất dinh dưỡng sẽ thông qua thẩm thấu mà hòa tan với phần nước ngâm. Do đó, chọn đem đổ nước ngâm là hoàn toàn sai lầm.

Cách sơ chế nấm rơm tốt nhất trong trường hợp này đó chính là sau khi vớt nấm, để nước ngấm lắng đọng tạp chất rồi chắc lấy phần nước. Sử dụng trực tiếp phần nước ngâm này cho quá trình chế biến về sau của món ăn.

Ngâm nấm rơm khô và giữ lại phần nước ngâm

4. Làm chín nấm bằng nhiệt độ thấp

Trong quá trình chế biến, mức nhiệt độ thấp trong thời gian dài sẽ khiến cho nấm ra nhiều nước, dễ bị vụn nát, mất đi độ ngọt vốn có. Chính vì vậy, bạn nên nấu chín nấm rơm với nhiệt độ cao, thời gian ngắn giúp nấm chín mà không bị mất chất, màu sắc đẹp mắt.

Xào nấu nấm rơm nhiệt độ thấp làm giảm chất lượng món ăn

5. Nấu nấm rơm bằng nồi nhôm, nồi nhỏ

Khi xào nấu nấm rơm, sử dụng chảo hoặc nồi nhôm là điều thường thấy. Tuy nhiên, một số chất trong nấm khi tác dụng với nhôm sẽ tạo ra những chất gây hại cho sức khỏe, nấm có màu thâm đen. Bên cạnh đó, chảo hoặc nồi nấu quá nhỏ, nhiệt không tản đều cũng mang lại kết quả tương tự.

Nhìn chung, nếu chọn nấu nấm rơm thì người tiêu dùng bên sử dụng các sản phẩm chảo, nồi,… làm từ inox không rỉ, có kích thước lớn, tản nhiệt đều.

Nhôm tác dụng với nấm rơm gây ra những chất có hại cho sức khỏe

6. Lượng dầu ăn ít khi nấu chín nấm rơm

Như đã nói ở phần trên, nấm rơm có khả năng thẩm thấu rất tốt. Thế nên, khi xào hoặc nấu nấm rơm lượng dầu ăn sử dụng sẽ lớn hơn so với các loại rau củ khác, bạn cần phải tăng thêm một ít dầu ăn để nấm không bị cháy, dính nồi.

Lượng dầu ăn thấp khiến quá trình xào nấu nấm rơm dễ cháy khét

Kết luận

Nhìn chung trong phần trên FPT Shop đã chia sẻ đến quý bạn đọc cách sơ chế nấm rơm tươi và khô, những sai lầm khi sơ chế làm nấm mất chất. Hy vọng rằng thông qua những thông tin trên, bạn sẽ chế biến ra những món ăn từ nấm rơm mà không mất chất dinh dưỡng.

Tham khảo một số mẫu chảo chống dính mới nhất từ FPT Shop để giảm tình trạng cháy khét khi xào nấu nấm rơm ngay bạn nhé!

Chảo chống dính

Xem thêm:

  • Nấu nấm rơm kho tiêu tại nhà đơn giản, thơm ngon như ngoài hàng không phải ai cũng biết
  • 3 cách nấu canh nấm rơm chay thanh đạm, bổ dưỡng cho những ngày ngán thịt cá

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.