Món mứt cực kỳ dễ ăn và bổ dưỡng, hãy thử vào bếp để làm phong phú thêm mâm mứt Tết nhà mình với nguyên liệu dân dã từ khoai lang.
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, bạn sẽ không còn phải mua mứt ở bên ngoài nữa mà hoàn toàn có thể tự tay làm với cách cực đơn giản này.
Và ngoài mứt khoai lang thì bạn có thể ứng dụng để làm thử các loại mứt để ăn dần như cách làm mứt dừa, cách làm mứt cà rốt, mứt táo,….nhé.
Đầu tiên, bạn gọt sạch vỏ khoai lang, nạo bỏ vết thâm hay rễ mọc mầm rồi thái thành những miếng vừa ăn. Bạn có thể thái khoai lang theo dạng tròn nhỏ hoặc dạng con chì đều được. Sau đó, bạn ngâm khoai vào nước muối pha loãng.
Khi chọn khoai làm mứt bạn chú ý không nên chọn những củ quá to, bề mặt khoai có lỗ châm vì những củ khoai đó có khả năng cao sẽ bị hà, châm hương hay bị dím.
Có thể lựa chọn loại khoai lang tùy theo ý thích, mỗi loại khoai lang sẽ cho bạn mứt có màu sắc khác nhau: khoai vàng mứt vàng, khoai nghệ cho mứt màu nghệ,…
Pha 1 thìa vôi tôi vào 2l nước sạch và đợi cho đến khi cặn vôi lắng xuống dưới thì bạn chắt lấy phần nước vôi trong. Đem khoai ngâm trong nước vôi trong khoảng 4 tiếng.
Sau khi ngâm xong bạn vớt khoai ra và rửa lại khoai với nước sạch nhiều lần để khoai không còn mùi vôi, rồi để ráo nước.
Tiếp đó, bạn ướp khoai với 200g đường rồi đợi khoảng 3 tiếng để khoai ngấm và đường tan hết.
Bắc một chiếc chảo sâu lòng lên bếp rồi cho cả khoai và nước đường vào chảo, đun nhỏ lửa cho đến khi nước đường sôi cạn và cô lại vào miếng khoai. Bạn đảo đều cho đến khi đường khô.
Để miếng mứt khoai giòn ngon thì bạn chú ý đảo liên tục và đều tay nhưng nhẹ tay thôi nếu không miếng khoai sẽ bị nát trông rất xấu.
Sau khi đường đã khô lại thành bột thì bạn tắt bếp, rắc vani lên trên và trộn nhẹ thêm 1 lần nữa rồi cho khoai ra ngâm, để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Cuối cùng, những miếng mứt thơm ngon đã sẵn sàng để thưởng thức rồi.
Cách làm mứt khoai lang tuy mất chút thời gian nhưng chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận khi làm món mứt này đâu.
Mứt khoai lang với vị dẻo dẻo, ngòn ngọt, ăn ngon mà ít ngán, rất thích hợp để bạn cùng gia đình nhâm nhi thưởng thức mỗi dịp tết đến xuân về.
Chỉ với những nguyên liệu đơn giản thôi bạn sẽ không còn phải mua mứt ở bên ngoài nữa mà hoàn toàn có thể tự tay làm, và ngoài mứt khoai lang thì bạn có thể thử làm các loại mứt để ăn dần như cách làm mứt dừa, cách làm mứt cà rốt, mứt táo,….nhé.
2. Làm mứt khoai lang tím thơm ngon dễ làm cho ngày lễ Tết
Mứt khoai lang bắt mắt với sắc tím, vừa dẻo mềm lại ngọt bùi thơm ngon.
Nguyên liệu:
Khoai lang tím 1 kg
Đường 500 gr
Vôi ăn trầu 1 muỗng canh
Vani 1 ít
Muối 1 ít
Cách làm:
Cắt lát khoai lang có độ dày 1 lóng tay nhỏ. Sau đó, tiếp tục cắt những miếng khoai này thành nhiều sợi có độ dày tương tự.
Cho vào thau 2 lít nước, 1 muỗng canh vôi ăn trầu rồi dùng tay khuấy đều cho vôi hòa tan.
Để yên nước vôi khoảng 15 phút cho vôi lắng cặn xuống đáy, sau đó bạn chắt lấy phần nước trong ở phía trên để sử dụng.
Tiếp theo, bạn cho phần khoai lang vào thau nước vôi và ngâm từ 2 – 3 tiếng.
Sau khi ngâm xong, bạn rửa sạch lại qua 4 – 5 lần nước rồi để ráo.
Sơ chế khoai lang
Bước 1: Gọt vỏ khoai lang tím tím rồi rửa sạch với nước.
Đầu tiên, bạn cắt lát khoai lang có độ dày 1 lóng tay nhỏ. Sau đó, bạn tiếp tục cắt những miếng khoai này thành nhiều sợi có độ dày tương tự.
Cho vào thau 2 lít nước, 1 muỗng canh vôi ăn trầu rồi dùng tay khuấy đều cho vôi hòa tan.
Để yên nước vôi khoảng 15 phút cho vôi lắng cặn xuống đáy, sau đó bạn chắt lấy phần nước trong ở phía trên để sử dụng.
Tiếp theo, bạn cho phần khoai lang vào thau nước vôi và ngâm từ 2 – 3 tiếng.
Sau khi ngâm xong, bạn rửa sạch lại qua 4 – 5 lần nước rồi để ráo.
Bước 2: Luộc khoai lang
Nấu sôi 1 nồi nước, cho vào 1 ít muối, phần khoai lang, chần sơ khoai đến khi nước trong nồi sôi lại thì vớt ra.
Thay nước trong nồi, cho thêm 1 ít muối và tiếp tục chần sơ khoai lang lần 2 rồi để ráo.
Bước 3:
Tiếp theo, cho 500gr đường vào phần khoai lang, trộn đều và ướp hỗn hợp qua đêm.
Bước 4: Sên mứt
Bắc chảo lên bếp, cho vào phần khoai lang đã ngâm (bao gồm cả nước đường). Sên mứt trên lửa lớn đến khi nước đường hơi cạn bớt 1/2 lượng ban đầu.
Sau đó, bạn hạ lửa nhỏ và tiếp tục sên đến khi đường kết tinh xung quanh chảo và mứt thì tắt bếp. Lúc này mứt sẽ còn khá ướt tuy nhiên với sức nóng của chảo sẽ nhanh chóng làm cho mứt khô ráo.
Cuối cùng, bạn cho vào 1 ít vani rồi đảo đều đến khi mứt khô ráo hoàn toàn.
Bước 5:
Món mứt có màu tím đậm bắt mắt, khi ăn thì dẻo mềm và có vị ngọt bùi, béo nhẹ, cực kỳ thơm ngon.
Cách bảo quản mứt lâu không bị chảy nước
Khi mứt nguội hẳn, bạn hãy bảo quản bằng cách cho vào hũ, lọ thủy tinh hoặc túi nilon cột kín.Cất các lọ mứt vào tủ kín, môi trường khô ráo, tránh những nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp.
Không nên để mứt đậu trong ngăn mát tủ lạnh. Vì điều này sẽ làm hỏng mứt và bị chảy nước nếu đặt ra ngoài nhiệt độ phòng.
Để tránh tình trạng kiến bu, bạn chỉ cần cho vài cọng nguyệt quế, đinh hương vào hộp, lọ mứt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vỏ trái cây họ quýt như chanh, bưởi đặt vào trong tủ cũng sẽ có công dụng đuổi kiến hiệu quả.
Chúc các bạn thành công!