Cách làm lê chưng đường phèn trị viêm họng hiệu quả

Lê chưng đường phèn trị viêm họng là bài thuốc phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cách thực hiện bài thuốc này khá đơn giản. Tuy nhiên, trước khi học cách làm món ăn bài thuốc này thì hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng của quả lê chưng cùng đường phèn để điều trị bệnh viêm họng nhé.

Quả lê có tác dụng gì?

Theo Đông y, quả lê có vị thanh ngọt, hơi chua nhẹ, có tính mát, có công dụng điều trị bệnh viêm họng, giảm ho, thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu độc, tiêu đờm và sinh tân dịch. Do đó, trong y học cổ truyền của các nước châu Á, quả lê thường được sử dụng để chữa các căn bệnh có liên quan đến phổi như ho có đờm, ho khan, ho gió. Nhờ có tính mát nên lê còn được biết đến với tác dụng tiêu đờm, cải thiện hiện tượng đau rát cổ họng, giảm khát,…

Theo y học hiện đại, trong quả lê có chứa các thành phần như canxi, chất xơ, phốt pho, vitamin, axit amin, chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng hệ hô hấp.

Cách làm lê chưng đường phèn trị viêm họng

Chưng lê với đường phèn

Lê chưng đường phèn trị viêm họng là phương pháp được nhiều người sử dụng. Món ăn này được làm khá đơn giản và an toàn cho mọi đối tượng sử dụng. Để có thể làm suy giảm triệu chứng viêm họng, bạn có hãy tham khảo theo các bước thực hiện món chưng lê với đường phèn như sau:

  • Chuẩn bị 1 quả lê tươi mọng nước và một ít đường phèn.
  • Ngâm lê ở trong nước muối loãng vài phút rồi rửa lại thật sạch bằng nước.
  • Tiếp theo, cắt nửa trên của quả lê, sử dụng thìa để nạo hết phần thịt ở bên trong.
  • Cho đường phèn vào rồi cho quả lê vào tô để chưng. Đun ở trên bếp cho đến khi lê mềm, đường phèn tan hết là được.
  • Lấy món ăn ra và thưởng thức khi còn ấm, ăn 1 lần/ngày để bệnh viêm họng, ho khan, khàn tiếng được suy giảm.

Lê chưng đường phèn với kỷ tử

Theo như nghiên cứu y học thì việc sử dụng lê chưng đường phèn trị viêm họng cùng với kỷ tử liên tục trong vòng 4 tuần sẽ giúp cho tình trạng bệnh viêm họng và viêm phổi được suy giảm đáng kể. Ngoài ra, công thức này còn kích thích các tế bào bạch cầu được kích hoạt để chống lại một số căn bệnh liên quan đến hen suyễn, ho, bệnh cúm.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một quả lê tươi, 1 muỗng rưỡi đường phèn, 1 muỗng quả kỷ tử.
  • Rửa sạch lê bằng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Sử dụng dao để cắt ngang phần đầu trên của quả lê, loại bỏ phần lõi ở bên trong.
  • Cho kỷ tử và đường phèn vào bên trong quả lê.
  • Lấy phần đầu đã cắt để đậy lên trên quả lê rồi sử dụng tăm ghim cố định.
  • Sau khi lê chín thì vớt lê ra ngoài, đợi nguội rồi ăn. Bạn nên ăn cả nước và cái để trị viêm họng. Nếu như ăn không hết thì có thể dùng một nửa, phần còn lại cất tủ lạnh để hâm sau có thể hâm nóng và sử dụng tiếp.

Lê chưng đường phèn và gừng

Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay nên rất tốt trong việc chữa các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho có đờm, ho khan, ho gió,… Vì vậy, lê khi kết hợp với đường phèn và gừng được coi là bài thuốc chữa ho vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, nhờ có công dụng kháng viêm và kháng khuẩn nên gừng được sử dụng nhiều ở trong bài thuốc, vô cùng an toàn, lành tính nên phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách thực hiện phương pháp này như sau:

  • Rửa sạch gừng, gọt vỏ rồi băm nhỏ.
  • Rửa sạch lê, gọt vỏ rồi cắt thành từng miếng.
  • Cho lê và gừng vào tô rồi cho thêm đường phèn và chưng cách thủy khoảng 20 phút, để nguội là có thể uống được.
  • Bạn nên uống liên tục trong vòng 1 tuần để bệnh viêm họng được suy giảm nhanh chóng.

Lê chưng đường phèn với táo tàu

Táo tàu là một vị thuốc được sử dụng phổ biến ở trong Đông y. Loại quả này khi được phơi khô có công dụng bổ phế, thanh nhiệt, giải độc, làm thuốc để điều hòa cơ thể. Đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng ở trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 quả lê tươi, 1 muỗng đường phèn, 1 muỗng quả kỷ tử và 5 – 8 quả táo tàu khô.
  • Rửa sạch lê, loại bỏ vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ hoặc cắt hạt lựu.
  • Rửa sạch kỷ tử và táo tàu rồi để ráo.
  • Cho các nguyên liệu vào trong nồi, nấu cùng với đường phèn và 1 bát rưỡi nước lọc, đun ở trên lửa lớn cho đến khi sôi lăn tăn thì cho lửa nhỏ, nấu thêm khoảng 10 – 15 phút lê mềm thì tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp ra chén rồi ăn khi món ăn còn đang nóng. Lê hầm không ăn hết thì có thể bảo quản ở trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày.

Những điều cần lưu ý khi dùng lê chưng đường phèn trị viêm họng

Lê chưng đường phèn trị viêm họng là bài thuốc được khá nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý một số điều sau:

  • Lê là loại quả có tính hàn nên những người bị bệnh tiêu chảy, đau bụng không nên sử dụng quá nhiều.
  • Những bài thuốc chữa viêm họng bằng lê thường chỉ phát huy tác dụng trong việc giảm viêm họng, ho khan và ho có đờm. Đối với trường hợp trẻ bị ho do nhiễm khuẩn thì bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, khi trẻ bị ho thì cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng dịch đờm nhầy, giúp cho cơ thể tống xuất đờm ra bên ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé nghỉ ngơi và hạn chế cho trẻ ăn những món ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Lê là một loại quả lành tính nên phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, khi kết hợp lê cùng với mật ong hoặc gừng thì cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng vì có thể gây ra ngộ độc hoặc dị ứng.

Bài viết trên nhà thuốc Long Châu đã giới thiệu cho bạn các cách làm lê chưng đường phèn trị viêm họng đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Bệnh viêm họng tuy không quá nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe nhưng người bệnh không nên chủ quan mà nên điều trị bệnh ngay lập tức để hạn chế tác dụng phụ xảy ra.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.