Gà hầm ngải cứu là một trong những món ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, bổ máu, hỗ trợ tiêu hóa. Vậy cách chế biến gà hầm thuốc bắc ngải cứu như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây của Chef Studio để có thể chế biến được món ăn hấp dẫn này nhé.
Contents
Gà hầm ngải cứu có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Rất nhiều bạn đọc quan tâm tác dụng gà hầm ngải cứu đối với sức khỏe. Thực tế, gà hầm sẽ cung cấp nguồn protein và axit amin dồi dào để tăng cường đề kháng, nuôi dưỡng cơ bắp. Hơn nữa, thịt gà cũng có các dưỡng chất niacin, selen, kẽm, vitamin bổ máu.
Bên cạnh đó, ngải cứu có khả năng giúp giảm viêm, cải thiện hệ tiêu hóa với lượng chất chống oxy hóa cao. Tóm lại, tác dụng của gà hầm ngải cứu là vô cùng to lớn đối với sức khỏe mỗi người nếu sử dụng đúng cách.
Cách làm gà hầm thuốc bắc ngải cứu không bị đắng
Món gà hầm thuốc bắc ngải cứu được nhiều người yêu thích bởi giàu dinh dưỡng cùng các công dụng nêu trên. Ngoài ra, cách nấu món ăn này cũng không quá phức tạp hay khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Để món gà hầm thuốc bắc hạt sen ngải cứu không bị đắng, bạn hãy thực hiện như sau:
Nguyên liệu món gà hầm thuốc bắc ngải cứu hạt sen
-
Gà đã sơ chế: 1kg – 1,2kg
-
Ngải cứu: 2 bó
-
Gừng, nghệ: 1 củ
-
Rượu trắng: 10ml
-
Gia vị thuốc bắc: 1 gói
-
Hạt sen
-
Gia vị khác: hạt tiêu, hạt nêm, muối…
Cách làm gà hầm ngải cứu thuốc bắc
Bước 1: Sơ chế gà thành từng miếng nhỏ vừa ăn, gừng nghệ băm nhỏ, ngải cứu nhặt lá non và rửa sạch rồi thực hiện chần sơ với nước nóng khoảng 1-2 phút để bớt vị đắng.
Bước 2: Bạn nhồi một ít ngải cứu vào trong phần bụng gà và xếp một nửa lá ngải cứu xuống phần đáy nồi rồi đặt gà lên trên. Cho hạt sen vào nồi cùng với gà và ngải cứu.
Bước 3: Sau đó, bạn cho thêm túi lọc có ngải cứu, gói gia vị thuốc bắc và gừng nghệ băm nhỏ vào nồi và đổ đầy nước hầm trong 1 tiếng đồng hồ.
Bước 4: Bạn cho thêm 1 thìa rượu trắng đảo đều, tắt bếp và ủ gà hầm ngải cứu trong nồi thêm 30 phút để gà chín nhừ. Cuối cùng bạn có thể múc gà ra thưởng thức cùng gia đình.
Lưu ý để món gà hầm với ngải cứu phát huy hết hiệu quả dinh dưỡng thì các nguyên liệu này cần chín nhừ và hòa quyện hương vị. Do vậy, bạn có thể dùng nồi áp suất hay Nồi gang phủ gốm của Chef Studio với khả năng giữ nhiệt lâu để món ăn chín đều và nhanh mềm hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu các lợi ích khi sử dụng nồi gang phủ gốm
Cách làm gà hầm ngải cứu hạt sen táo đỏ thơm ngon
Một cách chế biến món gà hầm khác mà bạn có thể áp dụng là gà hầm ngải cứu hạt sen hay gà ác hầm ngải cứu hạt sen. Cách làm gà hầm ngải cứu hạt sen táo đỏ đơn giản với các bước như sau:
Nguyên liệu món gà hầm ngải cứu táo đỏ
-
Gà ta hoặc gà ác
-
Nấm đông cô
-
Lá ngải cứu
-
Táo đỏ
-
Hạt sen
-
Rượu trắng
-
Gừng và hành tím
Cách làm
Bước 1: Bạn rửa gà với rượu và gừng để khử mùi tanh. Sau đó, cắt gà thành miếng vừa ăn. Nấm đông cô, hạt sen bạn ngâm với nước trong 15 phút để nở mềm hơn. Sơ chế bóc vỏ hành tím, gừng cắt lát, lá ngải cứu nhặt lấy lá non và chần với nước nóng vài phút.
Bước 2: Lần lượt xếp gà, ngải cứu, táo đỏ, nấm đông cô, hạt sen cùng hành tím, gừng cắt lát vào nồi. Cho thêm 2 lít nước vào nồi và đun sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm trong khoảng 40 phút cho gà chín mềm. Lưu ý, khi hầm được một nửa thời gian, bạn phải lật gà lại để gà được chín đều.
Bước 3: Khi gà chín mềm, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
Cách làm gà hầm ngải cứu đỗ xanh, đỗ đen đơn giản
Để tạo hương vị khác lạ, bạn có thể chế biến gà hầm ngải cứu đỗ xanh hay gà hầm ngải cứu đỗ đen đều được. Món gà hầm ngải cứu không có thuốc bắc này có cách chế biến như sau:
Nguyên liệu
-
2 cái đùi gà
-
1 bó ngải cứu
-
50 gram đỗ đen hoặc đỗ xanh
-
7 cái nấm hương
-
1 nhánh gừng băm
Cách làm
Bước 1: Bạn lấy đỗ đen, đỗ xanh rửa sạch, ngâm trong khoảng 4 -6 tiếng để đậu nở ra để đỗ chín mềm nhanh hơn, tiết kiệm thời gian nấu nướng. Nấm hương ngâm nở và loại bỏ chân.
Bước 2: Đùi gà rửa sạch và ướp gia vị thấm đều. Rau ngải cứu nhặt lấy lá non và rửa sạch sẽ, để ráo nước.
Bước 3: Bạn xếp rau ngải cứu xuống đáy nồi, rồi đến đùi gà và lớp đỗ đen hoặc đỗ xanh lên trên, cuối cùng là lớp rau ngải cứu. Bạn cho thêm lượng nước vừa phải, cho thêm nấm hương và gừng vào hầm chín trong khoảng 40 phút là được.
Bước 4: Khi nồi gà hầm ngải cứu chín thì bạn nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Cách làm gà hầm ngải cứu gạo nếp tại nhà
Món gà hầm ngải cứu gạo nếp này sẽ phù hợp với những ai không thích vị thuốc bắc. Cụ thể, cách làm gà hầm ngải cứu gạo nếp cơ bản như sau:
Nguyên liệu
-
1 con gà
-
2 trái dừa tươi
-
200 gram gạo nếp
-
200 gram hạt sen
-
1 bó ngải cứu
Cách làm
Bước 1: Thực hiện sơ chế nguyên liệu như làm sạch gà và chặt miếng vừa ăn, ngâm gạo nếp và hạt sen trong 2 tiếng để nở mềm tiết kiệm thời gian đun nấu. Rau ngải cứu bạn nhặt lấy lá non rồi rửa sạch.
Bước 2: Bạn sắp xếp xen kẽ 1 lớp thịt gà với 1 lớp gạo nếp, hạt sen, lá ngải cứu băm nồi rồi đổ thêm nước dừa tươi và nước lọc vào.
Bước 3: Tiếp tục đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu gà hầm ngải cứu gạo nếp trong khoảng 1 tiếng đồng hồ rồi tắt bếp. Sau đó bạn để nguyên nồi như vậy thêm khoảng 30 phút để gà nhừ mềm hơn và nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể lấy ra để thưởng thức.
Bà bầu ăn được gà hầm ngải cứu không?
Có. Lưu ý, mẹ bầu mang thai từ tháng thứ 4 trở đi nên dùng 3 – 5 ngọn ngải cứu/ lần ăn và không ăn quá 2 lần/ tháng.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu không nên tiêu thụ ngải cứu. Mặc dù ngải cứu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó chứa một lượng methanol. Nếu sử dụng ngải cứu với liều lượng từ 80 – 150mg mỗi ngày trong suốt thai kỳ, có thể gây nguy cơ sảy thai và giảm khả năng sinh sản. Do đó, trong 2 tháng đầu thai kỳ, bà bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn ngải cứu.
Trên đây là những cách làm gà hầm ngải cứu không đắng mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Đừng quên liên hệ Chef Studio để chọn mua nồi gang phủ gốm giúp tiết kiệm thời gian chế biến món gà hầm bổ dưỡng.
Đọc thêm:
-
4+ cách làm gà hầm sâm thơm ngon bổ dưỡng tại nhà
-
3 cách làm gà hầm nấm hương thơm ngon tại nhà
-
Cách làm canh gà nấu nấm rơm thơm ngon bổ dưỡng tại nhà