Dầu dừa rất hữu ích cho sức khỏe nên được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Mời bạn cùng Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn khám phá cách làm dầu dừa tại nhà nhé!
Cách làm dầu dừa tại nhà
Dầu dừa là một loại nguyên liệu rất quen thuộc trong đời sống của chúng ta. Sản phẩm được ép ra từ cùi dừa tươi hoặc dừa khô. Dầu dạng lỏng, mùi thơm nhẹ, có thể dùng để chiên xào rán thực phẩm thay cho dầu ăn thông thường. Ngoài ra sản phẩm còn được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp, dưỡng da, dưỡng tóc, hỗ trợ tiêu hóa, chăm sóc sức khỏe.
Trên thị trường hiện nay có hai loại dầu dừa đó là: Dầu dừa ép nóng và dầu dừa ép lạnh. Mỗi loại có đặc điểm nhận diện riêng:
– Dầu dừa ép nóng: Đun nóng nước cốt dừa trên bếp với nhiệt độ phù hợp để thu được dầu dừa nguyên chất. Dầu sau khi tách ra từ nước cốt dừa sẽ có màu vàng nhạt hoặc đậm, mùi thơm và hơi nồng, có thể có cặn bên dưới. Phương pháp này có thể tự thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Dầu dừa ép nóng
– Dầu dừa ép lạnh: Cùi dừa được lấy ra làm sạch và tách nước theo phương pháp sấy lạnh. Dầu dừa thu được có độ trong tinh khiết, mùi hương tự nhiên, giữ lại các dưỡng chất có trong cơm dừa. Phương pháp này cần đến máy móc và kỹ thuật hiện đại.
Dầu dừa ép lạnh
Dầu dừa rất dễ làm và bạn hoàn toàn có thể tự chế biến dầu dừa tại nhà. Dưới đây là 3 cách làm dầu dừa tại nhà cực kỳ đơn giản, dễ áp dụng:
Nguyên liệu và dụng cụ:
– Cơm dừa nạo sẵn, khăn sạch mỏng, chảo chống dính, rây lọc, lọ thủy tinh.
Cách chế biến:
Bước 1: Cho cơm dừa vào khăn mỏng rồi đặt bát tô bên dưới. Dùng tay vắt cơm dừa dừa lấy nước cốt, vắt thật khô để cơm dừa ra hết nước.
Bước 2: Dùng rây lọc nước cốt dừa để loại bỏ cặn cơm dừa có thể còn sót.
Bước 3: Đặt chảo chống dính lên bếp đun nóng nhẹ rồi cho nước cốt dừa vào đun ở lửa to vừa đun vừa khuấy đều, khi dầu dừa sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun.
Bước 4: Tắt bếp khi thấy dầu dừa tách khỏi nước cốt và nổi lên bề mặt, dầu có màu cánh gián, mùi thơm.
Bước 5: Dùng rây inox thưa để lọc dầu dừa nguyên nhất sau đó để nguội và cho vào bên trong lọ đựng bằng thủy tinh.
Dầu dừa thắng bằng chảo chống dính
>>> Xem thêm: Chảo chống dính và những lợi ích bất ngờ
Nguyên liệu và dụng cụ:
– 500gr dừa khô nạo sẵn, 500ml nước sôi, rây lọc, muỗng, lọ thủy tinh, nồi cơm điện.
Cách làm:
Bước 1: Ngâm cơm dừa đã nạo vào 500ml nước sôi trong 15 – 30 phút.
Bước 2: Sau thời gian ngâm dùng rây lọc lấy phần nước cốt.
Bước 3: Cho nước cốt vào nồi cơm điện rồi cắm điện và nhấn nút nấu.
Bước 4: Trong lúc nấu không cho nước cốt dừa sôi tràn ra bên ngoài. Khi nước cốt dừa sôi thì mở nắp nồi cơm và thường xuyên dùng đũa khuấy đều phần nước cốt dừa trong nồi để đáy nồi không bị khét.
Bước 5: Sau 1 tiếng nấu thì dầu dừa sẽ tách ra khỏi nước cốt, phần cốt dừa sẽ cô đặc bên dưới. Lúc đó bạn rút điện ra cho nồi cơm và cho nước cốt dừa ra rây lọ. Sau đó để dầu dừa nguội dần rồi cho vào lọ thủy tinh để sử dụng khi cần.
Làm dầu dừa bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu và dụng cụ:
– 1kg cơm dừa già, nước sôi, máy xay sinh tố, muỗng, vải lọc, chảo, lọ thủy tinh.
Cách thực hiện:
Bước 1: Cho dừa nạo ra tô và thêm 1 lít nước sôi vào ngâm cho đến khi dừa nguội hẳn.
Bước 2: Cho dừa vào máy xay sinh tố rồi thêm 400ml nước vào cùng. Sau đó bật máy xay dừa cho nhuyễn.
Bước 3: Khi xay xong thì cho dừa vào miếng vải để vắt lấy nước cốt. Tiếp tục cho nước cốt thu được vào bọc nilon và dùng dây thun buộc chặt rồi cho vào tủ lạnh để trong 6 tiếng.
Bước 4: Sau đó lấy bọc nước cốt dừa ra, lúc này nước cốt tách thành 1 lớp trắng đục và 1 lớp trắng trong. Dùng kéo cắt bọc để loại bỏ lớp nước cốt trắng trong.
Bước 5: Cho nước cốt dừa trắng đục vào nồi rồi bật bếp để thắng dầu dừa với lửa nhỏ. Khoảng 5 phút đảo 1 lần để tránh dừa bị khét ở đáy nồi.
Bước 6: Khi dầu dừa sôi và tách ra khỏi cơm dừa thì tắt bếp và lọc nước cốt dừa ra bát tô.
Bước 7: Để dầu dừa nguội rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản.
Vắt cùi dừa đã xay lấy nước cốt
– Đặt lọ đựng dầu dừa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
– Đậy nắp dầu dừa thật kỹ để tránh bị oxy hóa.
– Không dùng chai lọ bằng kim loại, nhựa để bảo quản dầu dừa.
– Tránh dùng muỗng bị ướt hoặc dính thực phẩm để múc dầu dừa từ hũ đựng ra.
– Hãy ngưng sử dụng dầu dừa có mùi lạ, bị mốc, chuyển màu.
>>> Xem thêm: Nước dừa có thể để tủ lạnh được bao lâu?
Mong rằng bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Qua đó bạn sẽ biết cách làm dầu dừa và có thể tự thực hiện tại nhà để tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tham khảo thêm các mẫu chảo chống dính đang bán chạy tại Siêu Thị Điện Máy – Nội Thất Chợ Lớn: