Về nguyên liệu gồm: 800 gr cà pháo; 4 – 6 tép tỏi 1 bó lá lốt 2 quả ớt sừng; Gia vị: Mắm, muối, hạt nêm, Dầu ăn.
Đầu tiên, cà pháo cắt bỏ cuống, bổ đôi hoặc thái lát 0,5 cm và ngâm ngay vào nước muối loãng 10-15 phút cho cà không bị thâm và loại bỏ bớt độc tố. Sau đó rửa sạch, để ráo nước.
Lá lốt rửa sạch, thái rối. Tỏi bóc bỏ vỏ, đập dập. Ớt bổ đôi bỏ hạt, thái lát hoặc thái sợi dài tùy chọn. Đun sôi nước, thêm chút muối hạt và cho cà pháo vào chần sơ để giúp cà mềm. Vớt ra để ráo nước.
Phi thơm tỏi, cho cà vào xào. Thêm 1/2 chén nước xâm xấp mặt cà, nêm 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà cà phê muối đảo đều. Hạ lửa nhỏ vừa, xào cho tới khi cà mềm, nước sánh lại thì thêm ớt và 1/2 thìa cà phê hạt nêm, lá lốt đảo đảo đều và tắt bếp, múc ra thưởng thức.
Yêu cầu thành phẩm: Cà trắng, mềm dẻo, có chút cay nhẹ từ ớt, dậy mùi thơm đặc trưng của lá lốt, nước sóng sánh rất bắt mắt. Món này hao cơm trong tiết trời mùa hè khi cà pháo đang vào độ.
Bên cạnh đó, nói về một vài lưu ý khi ăn cà pháo đặc biệt là không nên ăn cà pháo muối xối hoặc khi cà pháo để quá lâu bị khú, TS. Trần Đáng – Nguyên Cục trưởng Cục ATTP Bộ Y tế và TS. Từ Ngữ – Tổng Thư ký Hiệp hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: “Cà muối xổi có thể tạo ra chất nicrogiamin có khả năng gây ung thư, không chỉ cà muối xổi mà dưa muối xổi cũng tạo ra chất này, còn nếu muối chua để chín vàng thì sẽ hết. Không nên ăn cà muối khi bị khú vì nitrit sẽ chuyển thành axit amin bậc 2 và tạo ra một chất nicrogiamin gây ung thư. Trong quá trình muối, lên men mà không được làm sạch sẽ sản sinh ra các vi khuẩn gây rồi loạn đường tiêu hóa. Nếu sử dụng không cẩn thận có thể gây nhiễm khuẩn và ung thư”.