Nhắc đến Cần Thơ, có lẽ ai cũng nhớ đến đặc sản trứ danh tại nơi đây – bánh tét lá cẩm. Món bánh với hương vị thơm ngon cùng sắc tím mộng mơ đã gây thương nhớ biết bao người. Hãy cùng MamaFood tìm hiểu về cách làm bánh tét lá cẩm để hiểu hơn về loại bánh đặc sản trứ danh này nhé!
Contents
1. Bánh tét lá cẩm đặc sản Cần Thơ
Bánh tét lá cẩm là đặc sản của tỉnh nào? Có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến vùng đất miền tây sông nước – Cần Thơ. Nhưng làm bánh tét lá cẩm ngon nhất phải nhắc đến gia tộc họ Huỳnh ở khu Bình Thuỷ.
Khác với cách gói bánh tét truyền thống sử dụng nhân thịt mỡ, nhân đậu xanh hay nhân chuối, bánh tét lá cẩm khá đặc biệt khi kết hợp giữa nhân thịt, trứng muối, mỡ, đậu xanh cùng màu tím nổi bật từ lá cẩm.
Để tạo nên được mẻ bánh ngon, đúng vị và lên màu đẹp nhất, người làm bánh không chỉ cần phải tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, thành phần cho đến khâu gói, nấu bánh. Bánh cần được nấu kéo dài từ 4 đến 5 tiếng để bánh được chín mềm, dẻo thơm nhất. Sắc tím mộng mơ hòa quyện cùng hương vị đặc trưng của thịt mỡ, đậu xanh, trứng muối đem đến cho bánh tét lá cẩm sự hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Bởi vậy, món bánh trứ danh này không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một biểu tượng văn hóa độc đáo của đất phương Nam. Khi đến Cần Thơ, hãy thử một chiếc bánh để tận hưởng hương vị truyền thống và trải nghiệm văn hóa ẩm thực độc đáo của nơi đây nhé!
Đọc thêm: Ý nghĩa phong tục gói bánh tét ngày Tết của người miền Tây
2. Cách làm bánh tét lá cẩm Cần Thơ
Nếu bạn muốn thưởng thức những chiếc bánh tét cẩm thơm ngon, đúng vị, hãy tham khảo ngay cách làm dưới đây cùng MamaFood nhé!
Nguyên liệu
- Gạo nếp: 1kg
- Đậu xanh: 250gr
- Dừa nạo:250gr
- Lá dứa: 500gr
- Thịt ba chỉ: 250gr
- Trứng muối: 4 – 5 trứng
- Lá cẩm: 500gr
- Lá chuối: 1kg
- Dậy buộc: vừa đủ
- Hành lá, hành tím: vừa đủ
- Gia vị: Muối, đường, hạt nêm, dầu ăn
Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Phần lá cẩm rửa sạch sau đó cho vào nồi cùng 1 chén nước nấu kỹ để lá cẩm cho ra màu tím đẹp mắt.
- Đậu xanh không vỏ nên được ngâm với nước qua đêm, sau đó vo sạch và vớt ra, để ráo.
- Phần dừa nạo đem vắt lấy nước cốt. Sử dụng 1 chén nước ấm, cho vào vần dừa nạo, bóp mạnh cho dừa ra nước, làm liên tục 2 lần để lọc hết nước cốt trong bã dừa.
- Đem gạo nếp vo sạch và cho vào ngâm với nước lá cẩm đã chuẩn bị trước đó trong vòng 6 tiếng. Sau đó, vớt ra gạo ra để gáo và trộn với 1 muỗng muối để tạo vị cho phần bánh.
- Thịt ba chỉ sau khi mua về cần sơ chế sạch, thái sợi dài to bằng ngón tay. Sau đem thịt đi ướp với hành tím bằm, tiêu, hạt nêm trong 3 – 4 giờ cho thịt ngấm đều gia vị.
- Trứng muối tách lấy lòng đỏ và cho vào ngâm với rượu để khử mùi tanh. Phần lòng chắn cho vào màng bọc thực phẩm và se lại thành hình dài.
- Lá chuối sau khi rửa sạch nên phơi nắng cho héo hoặc trần qua nước sôi để mềm. Sau đó, xé lá chuối thành các miếng bằng nhau khoảng 30*40cm/ miếng và 6*20cm /miếng. Mỗi chiếc bánh sẽ cần tương ứng 3 miếng lá chuối 30*40cm và 1 miếng 6*20cm.
Bước 2: Chế biến phần nếp
- Cho nếp sau khi ngâm và nước lá cẩm, nước cốt dừa lên bếp, đun sôi và đảo đều tay.
- Tiếp đến cho 2 muỗng đường, 2 muỗng muối vào xào đều cho đến khi nước rút hết.
- Sau đó, tắt bếp và chia gạo nếp ra thành 5 phần bằng nhau.
Bước 3: Chế biến phần nhân
- Sên phần đầu xanh với nước dừa và 1 muỗng muối đến khi đậu mềm, nhuyễn và không còn dính tay.
- Phi hành, tỏi cho thật thơm và cho đậu vào xào chung. Tiếp đến cho vào máy xay, xay lại thật nhuyễn.
- Chia phần nguyên liệu nhân thành 5 phần bằng nhau kể cả thịt ba chỉ đã tẩm ướp.
Bước 4: Gói bánh
- Trải lá chuối lên mặt phẳng, sau đó cho 1 lớp gạo nếp đã sên với dừa và lá cẩm theo dọc lá chuối.
- Cho tiếp phần nhân lần lượt gồm đậu xanh, thịt ba chỉ, trứng muối vào giữa dọc phần gạo nếp và dọc theo lá chuối.
- Để thực hiện cách gói bánh tét lá cẩm, bán gấp 2 mép lá chuối lại với nhau, cuộn tròn và nén phần gạo với nhân lại với nhau sao cho thật chặt. Sử dụng kéo tỉa bớt phần lá chuối thừa ra ở hai đầu.
- Cho phần lá chuối xé ở 2 đầu để che kín bánh và cột cố định 2 đầu. Tiếp tục sử dụng dây cột quanh đòn bánh để cố định lá, cột tầm 6 vòng và xoắn chặt lại. Phần dây dư ra, bạn có thể xoắn lại với phần dưới tạo một đường dây bánh về phía đuôi.
Bước 5: Luộc bánh
- Bánh tét sau khi đã tạo hình, cho vào nồi lớn luộc trong thời gian từ 4 đến 5 tiếng cho đến khi bánh chín đều, lá chuối chuyển sang màu nâu.
- Với cách nấu bánh tét lá cẩm này, bạn cần canh nước tránh nước cạn và trở bánh để bánh chín đều.
3. Bí quyết làm bánh tét lá cẩm ngon và cách bảo quản
Một mẻ bánh ngon, không thể nào thiếu các bí quyết trong quá trình làm bánh. Bên cạnh các thao tác hướng dẫn cách làm trên, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Để đảm bảo màu bánh đẹp và không bị vàng, hãy chọn lá cẩm tươi và có màu tím đẹp. Lá cẩm cần được ngâm và ninh với nếp để tạo màu tím tự nhiên cho bánh.
- Khi gói bánh, hãy chú ý gói chặt và vừa tay để bánh không bị bở hay nước ngấm trong quá trình luộc bánh. Tuy nhiên, cũng cần tránh gói bánh quá chặt để bánh có thể chín đều, dẻo mềm.
- Trong quá trình luộc bánh, bạn cần mở nắp vung đều đặn để kiểm tra nước luộc. Nếu nước cạn, hãy đổ thêm nước đã đun sôi vào để đảm bảo bánh luôn ngập trong nước và không bị sượng hoặc sống.
Khi bảo quản bạn cũng cần lưu ý bảo quản đúng cách để bánh có thể sử dụng lâu và giữ trọn hương vị tươi mới, mềm thơm:
- Để giữ bánh được lâu hơn, sau khi bánh chín, bạn nên vớt bánh ra ngoài và nhúng ngay vào chậu nước lạnh. Tiếp đến, dùng tay nặn, rửa sạch nhớt ở hai đầu bánh và để bánh khô tự nhiên. Điều này giúp bánh được bảo quản lâu hơn và không bị mốc.
- Bạn có thể treo bánh lên để bánh nhanh khô hoặc bảo quản trong tủ lạnh. Nếu treo bánh ngoài trời, trong điều kiện thời tiết lạnh, bánh có thể để được từ 4-5 ngày mà vẫn mềm và thơm. Nếu muốn để lâu hơn, hãy bọc kín bánh trong bịch nilon và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Khi muốn ăn, bạn có thể lấy ra và hấp lại hoặc chiên đều để bánh trở nên ngon.
4. Gợi ý món ngon cùng bánh tét lá cẩm
Không chỉ thơm ngon khi thưởng thức riêng, bánh tét lá cẩm còn được kết hợp cùng các món khác để tạo nên hương vị độc đáo, ngon và chống ngán hiệu quả. Một số món ăn thường được kết hợp với bánh là:
- Thịt kho tàu: Đây là món không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Sự kết hợp giữa thịt kho và bánh tét mang đến hương vị đậm đà, khó cưỡng.
- Dưa muối, củ kiệu: Vị chua chua, mặn mặn của dưa muối, củ kiệu sẽ giúp bạn chống ngán cực hiệu quả khi dùng chung với bánh tét đấy.
- Chả lụa: Với hương vị thơm ngon, chả lụa khi kết hợp với bánh tét càng khiến món ăn thêm phần trọn vị.
Bên cạnh những món ngon kể trên, bạn cũng có thể thưởng thức cách chế biến như chiên, rán bánh tét. Với cách làm này, bạn sẽ có ngay một món ăn mới lạ và vô cùng thơm ngon đấy.
Thông qua bài viết trên đây, Mamafood hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về nguồn gốc cũng như cách làm một mẻ bánh tét lá cẩm thơm ngon, chuẩn vị nhất. Hãy thử ngay để tạo nên món ăn mới lạ cho những người thân yêu dịp đầu năm mới. Và đừng quên, ghé Mamafood lựa chọn những món quà Tết thật chất lượng, để ngày Tết thêm trọn vẹn, đong đầy yêu thương.
Gợi ý: Mẫu Giỏ Quà Tết 2024 cao cấp, sang trọng, giá tốt