Cách làm trà khổ qua rừng tại nhà vừa bổ lại vừa rẻ

Trà khổ qua rừng là một loại trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tật. Ngày càng có nhiều người lựa chọn trà khổ qua rừng để uống mỗi ngày với mong muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hướng dẫn cách làm trà khổ qua rừng tại nhà dưới đây là dành cho bạn.

Khổ qua rừng là gì? Khổ qua rừng có tác dụng gì?

Đặc điểm trái khổ qua rừng

Khổ qua rừng là loài cây thân leo thuộc họ bầu bí và được xếp vào danh sách những cây thuốc quý. Khổ qua rừng mọc hoang ở các khu vực đồi, núi trong tự nhiên. Loại cây này phân bổ ở nhiều quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

So với khổ qua thường mà chúng ta hay dùng để làm thực phẩm, khổ qua rừng có trái nhỏ, trái lớn cũng chỉ bằng ngón chân cái của người lớn. Khổ qua rừng có vỏ xanh đậm, khi chín màu vàng cam. Hình dáng quả hơi tròn và có nhiều gai nhỏ, nhọn. Trái khổ qua rừng có vị đắng rất đặc trưng, đắng hơn nhiều so với khổ qua thường.

Tác dụng của khổ qua rừng

Không chỉ khác biệt với khổ qua thường về hình dáng, kích thước, hương vị, khổ qua rừng còn khác biệt ở chỗ mang dược tính cao và có nhiều lợi ích với sức khỏe hơn hẳn khổ qua thường. Trước khi tìm hiểu cách làm trà khổ qua rừng, ta cùng điểm qua vài tác dụng nổi bật của trái khổ qua rừng như:

  • Khổ qua rừng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
  • Giảm triệu chứng các cơn ho và tiêu đờm hiệu quả.
  • Chất charantin trong trái khổ qua rừng có thể ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Khổ qua rừng có tác dụng giảm đường huyết, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Trái khổ qua rừng mang nấu nước tắm có thể điều trị rôm sảy ở trẻ em.
  • Bệnh nhân gout có thể sử dụng khổ qua rừng để giảm nồng độ axit uric trong máu. Từ đó có thể giảm các triệu chứng của bệnh gout và giữ cho bệnh không tiến triển nặng.
  • Khổ qua rừng giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Khổ qua rừng tốt cho sức khỏe và phù hợp để sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên bảo quản khổ qua rừng tươi lâu ngày khá khó khăn. Hơn nữa, không phải lúc nào muốn là cũng có thể mua khổ qua rừng tươi về sử dụng. Vì vậy, nhiều người đã chọn trà khổ qua rừng làm thức uống tốt cho sức khỏe mỗi ngày. Nhưng làm trà khổ qua rừng thế nào?

Hướng dẫn cách làm trà khổ qua rừng vừa bổ vừa dễ

Cách chọn khổ qua rừng

Khâu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong cách làm trà khổ qua rừng là chọn nguyên liệu. Khổ qua rừng vốn là dược liệu quý mọc hoang trong tự nhiên. Nhưng vì nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên khổ qua rừng được nhân giống và trồng phổ biến.

Không ít vùng trồng xen lẫn khổ qua rừng và khổ qua thường để thụ phấn chéo, tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Nhưng đi kèm với đó là việc giảm dược tính vốn có của khổ qua rừng thuần chủng. Khi chọn nguyên liệu làm trà khổ qua rừng, bạn cần biết cách phân biệt khổ qua rừng với khổ qua lai hay khổ qua thường để tránh mua nhầm.

  • Ở khổ qua thường các gai đã thoái hóa thành múi nhỏ. Trái thường xanh nhạt hơn, vị ít đẳng hơn. Kích thước trái to nhất trong cả 3 loại và thường được sử dụng làm thực phẩm.
  • Khổ qua rừng lai có các gai nhọn dần bị thoái hóa nên nhìn gần giống khổ qua thường. Trái khổ qua lai nhỏ hơn khổ qua thường nhưng lớn hơn khổ qua rừng. Trên thân trái không nhiều gai và gai không nhọn như khổ qua rừng thuần chủng.
  • Trái khổ qua rừng thuần chủng có kích thước nhỏ nhất, màu xanh đậm nhất, gai nhiều và nhọn nhất trong cả 3 loại. Đặc biệt, khổ qua rừng thuần chủng có vị đắng hơn hẳn 2 loại còn lại.

Để làm trà khổ qua rừng, bạn nên chọn loại trái xanh, không dập nát, không sâu. Quan trọng nhất, bạn nên mua khổ qua ở địa chỉ uy tín để không chứa chất bảo vệ thực vật.

Cách làm trà khổ qua rừng

Cách làm trà khổ qua rừng cụ thể như sau:

  • Sơ chế khổ qua rừng: Khổ qua rừng sau khi rửa sạch, để ráo nước, ban mang thái lát mỏng. Phần hạt của khổ qua rừng cũng có tác dụng phòng và điều trị bệnh nên đừng bỏ đi bạn nhé!
  • Phơi hoặc sấy khổ qua rừng: Khổ qua rừng sau khi thái lát bạn dàn mỏng trên mâm hoặc bạt. Sau đó phơi ở trời nắng to. Khi phơi bạn nên để ở vị trí cao để tránh bụi bẩn và côn trùng. Khi nào những lát khổ qua khô hoàn toàn là được. Bạn nên phơi thật khô để tránh khổ qua bị ẩm mốc trong quá trình bảo quản. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu để sấy khổ qua làm trà.
  • Sao trà: Khi trà đã được phơi khô, bạn cho lên chảo nóng, lửa nhỏ để sao vàng. Đảo trà liên tục trong khoảng 20 phút, khổ qua sẽ chuyển sang màu vàng nhạt và mùi thơm tỏa ra.

Trà sau khi sao xong cần để nguội rồi mới cho vào hũ thủy tinh bảo quản. Nếu trà còn nóng đã cho vào hũ, trà trong hũ sẽ dễ bị bốc hơi gây ẩm mốc. Nếu muốn sử dụng lâu dài, bạn nên đặt một gói hút ẩm vào bên trong hũ trà.

Ưu điểm và hạn chế của việc tự làm trà khổ qua rừng

Việc tự làm trà khổ qua rừng tại nhà có ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm chi phí. Tự làm và tự thưởng thức thành quả của mình cũng là một thú vui tao nhã của nhiều người. Tuy nhiên, hạn chế của việc này là rất khó để mua được nguyên liệu sạch, chuẩn khổ qua rừng thuần chủng. Bạn cũng sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện theo đúng hướng dẫn cách làm trà khổ qua rừng.

Đây là lý do trên thị trường hiện nay đã xuất hiện sản phẩm trà khổ qua rừng túi lọc thuận tiện. Trà khổ qua rừng Mudaru với thành phần 100% khổ qua rừng hữu cơ, không sử dụng chất bảo quản là một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường. Mỗi gói trà chứa 1800mg bột khổ qua rừng và 200mg bột cỏ ngọt giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe.

Quy trình làm trà khổ qua rừng không quá phức tạp. Nhưng nếu không có thời gian để áp dụng cách làm trà khổ qua rừng kể trên, bạn có thể mua và sử dụng trà khổ qua rừng dạng túi lọc hàng ngày nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.