1. Panna cotta vị trà xanh
Panna cotta trong tiếng Ý có nghĩa là kem nấu. Nguyên liệu và cách làm đơn giản bao gồm kem, sữa, đường và gelatine, nấu trên bếp rồi để nguội cho hỗn hợp đông lại. Cho 200ml sữa tươi không đường, 150ml kem sữa whipping và 40g đường vào nồi, khuấy đều và nhẹ tay trên bếp cho đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn (khoảng 80 độ C) thì tắt bếp. Cho lần lượt 2 muỗng nhỏ bột trà xanh và 6g gelatin đã nở mềm vào hỗn hợp rồi khuấy đều. Sau đó, lọc hỗn hợp qua rây lọc để bánh được mịn. Đong hỗn hợp vào lọ hoặc cốc thủy tinh, sau đó, đậy kín nắp và làm lạnh từ 1-2 giờ. Nên để ngăn mát để bánh dẻo ngon.
2. Panna cotta chanh leo
-Làm pudding sữa: Ngâm 4gram gelatin với 3 muỗng canh nước lọc khoảng 10 phút để gelatin nở. Cho vào nồi 210ml sữa tươi không đường, 30ml mật ong và gelatin đã ngâm nở khuấy đều trên bếp nhỏ lửa cho đến khi gelatin tan hết thì tắt bếp.Đổ hỗn hợp vừa nấu vào các ly, dùng màng bọc thực phẩm đậy kín lại rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 tiếng.
-Làm pudding sữa Panna cotta chanh dây (chanh leo): Ngâm 2gram gelatin với 2 muỗng canh nước khoảng 10 phút cho đến khi gelatin nở hoàn toàn.
Cắt đôi 1 trái chanh dây, dùng muỗng để lấy ruột rồi lọc qua rây lọc để loại bỏ phần hạt. Đổ thêm 1 muỗng canh nước nóng và 30ml mật ong vào phần cốt chanh dây rồi khuấy đều.Đổ lần lượt hỗn hợp nước chanh dây và dung dịch gelatin vào nồi rồi đun với lửa nhỏ trong vòng 5 phút, khuấy đều tay cho gelatin tan hoàn toàn thì tắt bếp và để nguội.Lấy ly pudding sữa đã đông ra ngoài, đổ thêm một lớp hỗn hợp nước chanh dây và gelatin đã nguội vào rồi tiếp tục bọc kín và để vào ngăn mát tủ lạnh thêm khoảng 1 tiếng nữa là có thể ăn ngay.
3. Chè kho
Chè kho là món tráng miệng truyền thống trong dịp Tết. Chè kho có thể tự nấu tại gia đình hoặc hiện nay tại làng nghề chè kho nổi tiếng của huyện Thạch Thất (Hà Nội.
Chè kho có thể bọc nilon và cất trong ngăn mát tủ lạnh để ăn tráng miệng.4. Sữa chua nếp cẩm, sữa chua thạch với hạt đác rim, sữa chua trộn hoa quả
Sữa chua trắng kết hợp với nếp cẩm; sữa chua trắng kết hợp với thạch hoa quả hoặc hoa quả thái hạt lựu, sữa chua trộn hạt đác rim và chút Nam Việt quất hoặc nho khô sẽ là món tráng miệng vừa ngon, vừa mát lành và có tác dụng tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
5. Chè khúc bạch: Chè khúc bạch có nguồn gốc từ Trung Quốc với thành phần chủ yếu là nước đường ngọt thanh kết hợp những viên khúc bạch dai giòn.
Ngày nay, món chè này đã được biến tấu thêm nhiều hương vị hấp dẫn khác như matcha, cacao và ăn kèm với các loại trái cây, hạnh nhân để tăng thêm độ ngon./.