Sau bánh chưng thì bánh giầy là món ăn truyền thống và có ý nghĩa đẹp không thể thiếu trong văn hóa Tết của người Việt. Dù cuộc sống đã trở nên hiện đại hơn nhưng mọi người vẫn không quên cách làm bánh giầy như một cách để gìn giữ hương vị ẩm thực xưa và bản sắc văn hóa dân tộc.
Cách làm bánh giầy giò truyền thống khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng gạo nếp ngon được đồ chín rồi dùng chày giã thành bột thật dính và quánh. Sau đó nặn bột thành miếng nhỏ vừa ăn và khi thưởng thức, thực khách sẽ dùng 2 cái bánh kẹp với giò lụa hoặc chả quế. Ở bài viết này, Dạy Làm Bánh Á Âu (DLBAAu) sẽ hướng dẫn bạn làm bánh giầy vừa ngon vừa đơn giản. Mời cả nhà thử xem nhé!
Bánh giầy là món ăn không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt (Ảnh: Internet)
Contents
Truyến thuyết và ý nghĩa của bánh giầy
Vào đời Hùng Vương thứ 6, đức Vua ra lệnh cho các con của mình dâng lễ vật, người nào khiến Vua ưng ý thì sẽ được truyền ngôi báu. Lúc bấy giờ người con thứ 18 của Vua tên là Lang Liêu đã được một vị thần mách bảo trong giấc mơ rằng: “Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.
Tỉnh dậy, Lang Liêu thực hiện theo chỉ dẫn của thần làm ra hai loại bánh là bánh chưng và bánh giầy để dâng lên Vua. Bánh chưng có hình vuông là tượng trưng cho đất còn bánh giầy có hình tròn là tượng trưng cho trời. Bánh giầy thường được dùng để tế trời và thần linh để cầu mong vụ mùa thuận lợi và một năm ấm no.
Nhờ hai món bánh này mà Lang Liêu đã được Vua truyền ngôi báu và từ đó vào ngày Tết, dân chúng lại làm bánh chưng và bánh giầy để dâng lên Tổ Tiên và trở thành một nét văn hóa độc đáo của dân tộc.
Theo truyền thuyết, bánh chưng và bánh giầy ra đời cùng nhau, tượng trưng cho trời đất
Nguyên liệu làm bánh giầy
Hướng dẫn cách làm bánh giầy ngon chuẩn vị truyền thống
Cách làm hỗn hợp bột
Cho bột vào âu cùng một chút muối, dầu ăn, bột nêm rồi từ từ rót sữa đã đun ấm vào, dùng tay nhào đến khi các nguyên liệu hòa quyện vào nhau thành một khối dẻo mềm mịn, không còn dính tay thì dừng lại.
Bọc kín âu bằng màng bọc thực phẩm, để yên khoảng 20 phút cho bột nghỉ.
Cho một chút muối vào âu bột
Cách tạo hình bánh giầy
Bột sau khi ủ xong thì chia ra thành 8 viên có trọng lượng bằng nhau, viên tròn lại.
Rửa sạch lá chuối, cắt thành các miếng hình vuông có kích thước 8 x 8cm và thoa một chút dầu ăn lên trên.
Sau đó, dùng tay ấn dẹp viên bột đặt lên lá chuối. Tiếp tục lặp lại thao tác đến khi hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị.
Cách hấp bánh giầy
Bắc nồi hấp lên bếp, đổ nước vào đun sôi rồi cho một chút dầu ăn vào. Tiếp theo, xếp bánh giầy vào xửng, hấp chín.
Hấp bánh giầy (Ảnh: Internet)
Hoàn thành và thưởng thức
Cắt giò thành từng khoanh, đặt lên từng chiếc bánh giầy, sau đó đặt tiếp một chiếc bánh khác lên trên nữa là hoàn thành công thức làm bánh giầy truyền thống thơm ngon, đậm vị. Bánh giầy nên thưởng thức ngay sau khi vừa làm xong. Nếu muốn bánh đậm đà hơn bạn có thể rắc một chút muối tiêu lên trên.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh giầy giò ngon sẽ có lớp bột dẻo mịn, giò lụa thơm, đậm đà. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị rất đặc biệt, mùi thơm từ bột nếp và giò lụa rất kích thích vị giác, sự dẻo mịn kết hợp với độ giòn giòn sần sật của bánh và giò khiến bất cứ ai cũng muốn ăn hoài ăn mãi.
Bánh giầy dẻo thơm, đậm vị (Ảnh: Internet)
Những lưu ý khi làm bánh giầy giò
Làm bánh không chỉ đơn thuần để có được một món ngon chiêu đãi người thân, bạn bè mà còn là một cách để gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa ẩm thực dân tộc. Đừng bỏ qua cách làm bánh giầy siêu hay ở trên nhé. Chúc các bạn sẽ có được thành phẩm ưng ý để khoe tài khéo léo với mọi người.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học của Dạy Làm Bánh Á Âu, bạn vui lòng để lại thông tin ở nút “Đăng ký” bên dưới, để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!