Vải thiều là một loại trái cây nhiệt đới có hình dáng và hương vị độc đáo. Ở một số trên thế giới, vải thiều còn được gọi là “dâu cá sấu” vì da đỏ, sần sùi. Vải thiều có hình tròn hoặc hình thuôn dài, thịt màu trắng đục, có mùi thơm nhẹ và ngọt.
Thông thường, quả vải sẽ bóc vỏ bỏ hạt và ăn trực tiếp. Nhưng trong bài viết này, True Juice sẽ giúp bạn chế biến thành thức uống tráng miệng cực kỳ bổ dưỡng – nước ép vải thiều mix.
Hãy cùng đọc tiếp nhé!
Contents
UỐNG NƯỚC ÉP VẢI THIỀU CÓ TÁC DỤNG GÌ
Quả vải có chứa chất chống oxy hóa như Vitamin C và Vitamin B-complex. Ăn vải thiều hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu và các chất flavonoid chống lại bệnh tật, bao gồm cả hiệu quả trong việc ức chế bệnh tim và ung thư nhờ chất quercetin. Cụ thể hơn là:
Thành phần dinh dưỡng
(Nguồn: Healthier You)
Theo công bố của USDA, hàm lượng dinh dưỡng của vải thiều là tương đối nhiều. Cụ thể, trong 100g quả vải nguyên chất (không bao gồm vỏ và hạt) thì nước chiếm khoảng 82% cùng với các vi chất như vitamin C, vitamin B6, niacin, riboflavin, folate, đồng, kali, phốt pho, proanthocyanidins, các hợp chất polyphenolic, magie và mangan.
Hơn nữa, vải thiều là nguồn cung cấp chất xơ và protein dồi dào.
Nếu bổ sung nước ép vải một cách hợp lý, bạn có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng này và mang đến công dụng và lợi ích cho sức khoẻ như sau:
1. Hỗ trợ tiêu hoá
(Nguồn: Seniko)
Lượng chất xơ đáng kể trong vải sẽ hỗ trợ quá trình bài tiết và tăng sức khỏe tiêu hóa của bạn. Điều này giúp kích thích nhu động của cơ trơn ruột non, làm tăng tốc độ đi qua của thức ăn.
Chất xơ cũng kích thích dịch vị và dịch tiêu hóa, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả và làm giảm táo bón cùng các rối loạn tiêu hóa khác.
Theo một nghiên cứu được trích dẫn trên Tạp chí Thực phẩm Chức năng, bổ sung nước ép vải thiều sẽ góp phần giúp tiêu hoá dễ hơn và giảm béo bụng.
2. Tăng khả năng miễn dịch
Có lẽ chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong vải thiều là vitamin C. Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn được tăng cường đáng kể, vì vitamin C là một hợp chất chống oxy hóa chính và được biết đến với tác dụng kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu – tuyến phòng thủ chính của hệ thống miễn dịch trong cơ thể chúng ta.
Ngoài ra, theo PLOS Một tạp chí, vải thiều giàu flavanol có tác dụng bảo vệ gan và mang đặc tính chống viêm hiệu quả.
3. Tăng khả năng chống ung thư
(Nguồn: Smoothie Recipes)
Một nghiên cứu của Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc cho thấy, vỏ quả vải thiều chứa các hợp chất polyphenolic có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Những hợp chất này cho thấy một tiềm năng chống ung thư ấn tượng chống lại các tế bào ung thư gan ở người.
Bên cạnh đó, nhờ vào sự phong phú các hợp chất hữu cơ mà vải thiều có thể được tiêu thụ như một biện pháp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh ung thư khác nhau.
Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy chiết xuất từ quả vải thiều có khả năng tạo ra quá trình chết rụng cũng như ức chế sự tăng sinh tế bào của tế bào ung thư vú.
Nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Nutrients cũng cho kết quả là vải thiều có một số tác dụng điều trị ung thư ruột kết.
4. Kiểm soát huyết áp tốt hơn
Vải thiều có nhiều kali trong khi hàm lượng natri thấp sẽ giúp cơ thể bạn duy trì sự cân bằng chất lỏng – một phần không thể thiếu trong việc trao đổi chất và trong bệnh tăng huyết áp.
Kali được coi là một chất làm giãn mạch, có nghĩa là nó làm giảm sự co thắt của các mạch máu và động mạch, do đó làm giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Có một lưu ý rằng mức độ kali cao hơn gấp ba lần trong vải sấy khô hơn là trong quả vải tươi!
Hơn nữa, Tiến sĩ Mahesh Thirunavukkarasu của Trung tâm Y tế Đại học Connecticut, Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng oligonol chiết xuất từ quả vải cũng là một chất giãn mạch.
5. Chống cảm cúm
(Nguồn: Healthy Lifestyle)
Hợp chất phenolic mạnh mẽ được tìm thấy trong vải thiều có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe quan trọng, bao gồm hoạt động chống cúm, cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ làn da của bạn khỏi tia UV có hại khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nó cũng thể hiện khả năng chống oxy hóa đáng kể giống như axit ascorbic và các proanthocyanidin khác có trong vải thiều.
6. Cải thiện lưu thông máu
Đồng là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy với số lượng đáng kể trong vải thiều. Bên cạnh chất sắt có liên quan phổ biến nhất với các tế bào hồng cầu thì đồng cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình hình thành hồng cầu.
Do đó, hàm lượng đồng trong vải thiều có thể thúc đẩy lưu thông máu và tăng oxy hóa các cơ quan và tế bào.
CÔNG THỨC NƯỚC ÉP VẢI THIỀU
Nước ép vải mix với gì
Bạn đã nghe đến vải sấy hoặc cocktail là những món chế biến được từ loại quả nhiệt đới này. Hãy cùng True Juice tìm hiểu thêm về một cách khác cũng hấp dẫn không kém, đó là nước ép vải mix với các loại quả quen thuộc như cam, táo, chanh dây…
Hãy cùng khám phá các công thức chi tiết sau đây nhé:
1. Nước ép vải táo
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook Thanh Giang)
Nguyên liệu
– 300g vải tách vỏ và hạt
– 1 quả táo
– Vài nhánh lá bạc hà
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ
– Máy ép / máy xay hoa quả
– Ly đựng
– Thìa
– Dao
– Rây lọc (nếu sử dụng máy xay)
Cách chế biến
– Sơ chế: Táo rửa sạch, bỏ cuống và bổ miếng vừa ép. Nếu chọn mua được nơi có nguồn gốc hữu cơ thì bạn không cần phải gọt vỏ và hạt nhé.
– Ép / Xay: Ép xen kẽ vải, táo và lá bạc hà. Nếu bạn dùng máy xay thì có thể bỏ vào 1 lượt rồi đem lọc qua rây. Khuấy đều với nước cốt chanh.
Thành phẩm
Nhờ vị ngọt thanh của mình, thật dễ hiểu khi vì sao táo được xem là “cộng sự” ăn ý khi mix với bất cứ loại rau củ quả nào. Và với vải, điều này cũng không ngoại lệ. Hãy thưởng thức ly nước ép vải táo này để những cơn cúm mùa không ghé thăm bạn nhé.
Xem thêm: Cách làm nước ép vải bằng máy xay sinh tố
2. Nước ép vải cam sả
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook Huỳnh Kim Ngân)
Nguyên liệu
– 300g vải tách vỏ và hạt
– 1 quả cam
– 2 nhánh sả
– 1 thìa cafe mật ong nguyên chất
Dụng cụ
– Máy ép / máy xay hoa quả
– Ly đựng
– Thìa
– Dao
– Rây lọc (nếu sử dụng máy xay)
Cách chế biến
– Sơ chế: Cam bổ đôi, vắt lấy nước cốt. Sả bóc bỏ lớp vỏ ngoài.
– Ép / Xay: Ép vải và sả xen kẽ hoặc xay rồi lọc cùng một lúc. Sau đó, bạn hoà với nước cam vừa vắt và mật ong là hoàn thiện rồi.
Thành phẩm
Gần giống như thức uống yêu thích của nhiều bạn trẻ: trà vải cam sả, nhưng với công thức này, bạn sẽ hô biến thành ly nước ép nguyên chất và tốt cho sức khỏe. Bật mí rằng, nếu bạn trang trí ly nước của mình cùng vài quả vải đã bóc và sả thái lát thì sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều đó.
3. Nước ép vải chanh dây
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Rekon)
Nguyên liệu
– 300g vải tách vỏ và hạt
– 1 quả chanh dây
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ
– Máy ép / máy xay hoa quả
– Ly đựng
– Thìa
– Dao
– Rây lọc (nếu sử dụng máy xay)
Cách chế biến
– Sơ chế: Chanh dây cắt đôi, nạo lấy hạt
– Ép / Xay: Lần lượt cho vải và chanh dây vào máy ép hoặc xay cả hai nguyên liệu với nhau, đem lọc bã. Đừng quên hoà tan với nước cốt chanh khi hoàn thiện ly nước để bảo quản tốt hơn nhé.
Thành phẩm
Nước ép vải mix chanh dây sẽ cho cảm giác vừa quen vừa lạ. Quen vì vị chua chua ngọt ngọt dễ uống, lạ vì hương của hai nguyên liệu này mix với nhau ăn ý vô cùng. Hãy thử công thức này ngay để có cảm nhận của riêng mình bạn nhé.
4. Nước ép vải dưa hấu
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Shazala Host)
Nguyên liệu
– 300g vải tách vỏ và hạt
– ⅓ quả dưa hấu
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ
– Máy ép / máy xay hoa quả
– Ly đựng
– Thìa
– Dao
– Rây lọc (nếu sử dụng máy xay)
Cách chế biến
– Sơ chế: Dưa hấu bỏ vỏ, cắt thành miếng vừa ép.
– Ép / Xay: Ép xen kẽ dưa hấu và vải. Nếu xay bằng máy thì bạn bổ sung thêm công đoạn lọc với rây nhé. Khuấy đều cùng nước cốt chanh và uống liền nào.
Thành phẩm
Thưởng thức nước ép vải mix dưa hấu mà cảm giác cái nóng được xua tan. Ly nước đậm chất “mùa hè” này có tác dụng giải nhiệt giải khát rất tốt, hãy bỏ túi ngay công thức đẹp mắt và ngon miệng này bạn nhé.
5. Nước ép vải củ dền
Chế biến: 15 phút — Độ khó: Dễ — Khẩu phần: 2 người
(Nguồn: Facebook Hồng Lê)
Nguyên liệu
– 300g vải tách vỏ và hạt
– 1 củ dền
– Nước cốt ½ quả chanh
Dụng cụ
– Máy ép / máy xay hoa quả
– Ly đựng
– Thìa
– Dao
– Rây lọc (nếu sử dụng máy xay)
Cách chế biến
– Sơ chế: Củ dền gọt vỏ, cắt miếng vừa ép.
– Ép / Xay: Vải ép trước, củ dền ép sau để phần bã được đẩy ra tốt hơn. Khuấy cùng nước cốt chanh khi hoàn thiện sản phẩm.
Thành phẩm
Màu đẹp và vị cũng ngon, chính là nước ép vải mix củ dền. Một loại củ, một loại quả kết hợp với nhau vô cùng ăn ý.
CÂU HỎI KHI SỬ DỤNG NƯỚC ÉP VẢI THIỀU
1. Nước ép vải để được bao lâu?
Nước ép vải nguyên chất cũng giống như đa phần các loại hoa quả khác sẽ có “tuổi đời” trung bình khoảng 24 giờ kể từ khi ép xong và bảo quản trong tủ lạnh, có nắp đậy kín…
Nhìn chung, điều kiện lý tưởng nhất vẫn là chúng ta sử dụng ngay khi có thành phẩm. Khi đó, độ tươi ngon và chất dinh dưỡng là gần như “tuyệt đối”, nên lời khuyên của True Juice là bạn nên ép lượng vừa đủ và dùng hết càng sớm càng tốt nhé.
2. Nước ép vải có nóng không?
(Nguồn: Facebook Huỳnh Kim Ngân)
Vải được coi là một loại thực phẩm “nóng”, có nghĩa là chúng đôi khi có thể làm mất cân bằng lượng dinh dưỡng trong cơ thể.
Sở dĩ gây nên hiện tượng như gây kích ứng màng, chảy máu mũi, sốt hoặc đau họng nếu tiêu thụ quá nhiều vải là bởi loại quả này có hàm lượng đường cao.
Chính vì vậy, hai đối tượng cần lưu ý khi sử dụng loại quả này là những người mắc bệnh tiểu đường (nên tiêu thụ vừa phải) và phụ nữ mang thai (nên tránh ăn vải cho đến khi đang trong giai đoạn cho con bú vì chúng có thể gây xuất huyết, nhiễm trùng và gây hại cho em bé).
3. Nước vải đóng chai có tốt không?
Mặc dù có rất nhiều loại nước uống đóng chai sẵn có dán mác đề 100% nguyên chất, nhưng khi đọc thành phần, bạn có thể dễ dàng nhận ra các chất như đường hoá học, chất bảo quản, chất tạo màu…
Chưa kể, tiêu thụ nhiều nước ép vải đóng chai có thể tiềm ẩn những nguy cơ liên quan đến vấn đề cân nặng, răng miệng, lượng đường trong máu…
Chính vì vậy, bạn hãy là những người tiêu dùng “sáng suốt” vì những gì nạp vào cơ thể của mình nhé.
LIỆU TRÌNH NƯỚC ÉP HÀNG NGÀY TRUE JUICE
Mỗi sáng thức dậy, bạn có cảm giác về cuộc sống xung quanh mình như thế nào? Với True Juice và các khách hàng đã – đang trải nghiệm nước ép rau củ quả mỗi ngày thì đó là sự “healthy” và “fresh” từ sâu bên trong cơ thể ra ngoài.
Năng lượng tích cực đó tới từ nguồn thực phẩm nguyên chất, tươi ngon và nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, vóc dáng và làn da. Duy trì một thời gian việc “giảm lượng, tăng chất” này sẽ giúp bạn tạo nên sự phục hồi, chữa lành và tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
Tìm hiểu chi tiết liệu trình Daily Juice:
- Khoảng 1.5kg rau củ quả, siêu thực phẩm, các loại hạt gói gọn trong 02 chai nước ép.
- Hương vị mới lạ mỗi ngày, được chọn từ gần 200 công thức đa dạng, phong phú.
- Toàn bộ rau củ quả được canh tác hữu cơ (Non-GMO), đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.
- Nước ép được làm từ công nghệ ép lạnh hiện đại, tân tiến nhất trên thế giới, giúp giữ trọn tối đa dưỡng chất thiết yếu và quá trình oxy hoá lâu hơn..
- Dịch vụ tiện lợi, giao tận nơi bạn muốn nhận mỗi sáng.
- Sản phẩm được bảo quản trong chai thuỷ tinh thân thiện với môi trường.
Nước ép hàng ngày sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng và dễ dàng tạo lập thói quen tốt cho cơ thể ngay từ những trải nghiệm đầu tiên.
—
—
Nhận tư vấn miễn phí từ True Juice
0962 788 845
—
Kết luận
Dải đất chữ S thật may mắn khi có trái vải ngọt ngon này. Mặc dù chỉ kéo dài một vụ trong năm nhưng cũng đủ để bạn tranh thủ mua về làm nước ép vải hấp dẫn, cũng như bổ sung lợi ích sức khỏe của loại quả nhiệt đới này rồi.
Nếu bạn đã có cho mình ly nước ép vải trên tay, hãy chia sẻ cảm nghĩ hoặc đơn giản là “khoe” một chút thành quả của mình vào bình luận trên đây nhé.
Tham khảo thêm:
NƯỚC ÉP DỨA – TOP 9 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2023
NƯỚC ÉP LỰU – TÁC DỤNG KỲ DIỆU VÀ TOP CÔNG THỨC 2023
NƯỚC ÉP ỔI – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM. 6 CÔNG THỨC LÀM TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP BƯỞI – TOP 5 CÔNG THỨC GIẢM CÂN. ĐẸP DA. DỄ LÀM
NƯỚC ÉP NHO – TÁC DỤNG. CÁCH LÀM TẠI NHÀ VỚI 4 CÔNG THỨC
NƯỚC ÉP LÊ – TOP 4 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG. GIÀU DINH DƯỠNG
NƯỚC ÉP XOÀI – 5 CÔNG THỨC HẤP DẪN. CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP DÂU – CÁCH LÀM. TÁC DỤNG. CÔNG THỨC CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP ĐU ĐỦ – 7 CÔNG THỨC THƠM MÁT, BỔ DƯỠNG TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP CÓC – TOP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DA. GIỮ DÁNG 2021
NƯỚC ÉP THANH LONG – TOP 5 CÔNG THỨC THANH NHIỆT TẠI NHÀ
NƯỚC ÉP SƠ RI – TOP 4 CÔNG THỨC SÁNG DA, TỐT SỨC KHỎE
NƯỚC ÉP DƯA LƯỚI – 6 CÔNG THỨC MIX GIẢI NHIỆT & LÀM ĐẸP
NƯỚC ÉP ĐÀO – TỔNG HỢP 5 CÔNG THỨC ĐẸP DÁNG, SÁNG DA
NƯỚC ÉP CHUỐI – 15 CÔNG THỨC MIX THƠM NGON VÀ BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP MẬN – 6 CÁCH TỰ LÀM GIÚP GIẢM CÂN & THANH NHIỆT
NƯỚC ÉP TRÁI NHÀU – LỢI ÍCH SỨC KHỎE & CÁCH LÀM ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP QUÝT – TOP 6 CÔNG THỨC TỐT SỨC KHỎE. GIẢM CÂN
NƯỚC ÉP KHẾ – TOP 5 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP CHUA NGỌT BỔ DƯỠNG
NƯỚC ÉP VIỆT QUẤT – TOP 6 CÁCH LÀM CHUẨN NGON, ĐƠN GIẢN
NƯỚC ÉP TRÁI CÂY CHO BÉ – LỢI ÍCH & 17 CÔNG THỨC CHI TIẾT
NƯỚC ÉP KIWI – TOP 8 LỢI ÍCH VÀ CÁCH LÀM CHI TIẾT 2023
NƯỚC ÉP DÂU TẰM – 10 TÁC DỤNG VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
Food NDTV: 11 Công thức nước ép trái cây dễ làm