Nấm sữa kefir ăn đường trong sữa tạo thành sữa chua lên men, có vị chua, béo ngậy tương tự như sữa chua uống thông thường. Vậy nấm sữa kefir là gì? Có lợi ích như thế nào cho sức khỏe?
Contents
Nấm kefir là gì?
Nấm sữa kefir hay còn gọi là nấm tuyết Tây Tạng, nấm Tuyết Liên, men kefir, sữa chua kefir,… Thoạt nhìn bạn sẽ thấy nấm kefir rất giống với súp lơ trắng. Đây là loại thực phẩm lên men lactic, sản sinh nhờ vào việc ăn sữa tươi và tạo ra loại men sống có lợi cho cơ thể đặc biệt là cân bằng hệ tiêu hóa.
Công dụng của nấm kefir
Rất nhiều người sau khi biết đến nấm kefir thường thắc mắc loại nấm men này có lợi gì cho sức khỏe. Một lợi ích của nấm kefir có thể kể đến như:
- Hỗ trợ tiêu hoá, giúp quá trình ăn uống và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Nấm kefir rất tốt để chữa bệnh viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, đại tràng.
- Giúp bảo vệ đường ruột bằng cách loại bỏ vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
- Hỗ trợ điều trị cho những người mắc các bệnh về đường hô hấp, hen suyễn.
- Đối với những người hay bị mất ngủ, nấm kefir giúp ngủ ngon hơn, cải thiện rối loạn thần kinh,…
- Giữ gìn tuổi thanh xuân, ngăn ngừa nếp nhăn, cải thiện và làm săn chắc da.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng cho cơ thể phát triển như sữa chua lên men thông thường.
Sữa chua kefir khác gì sữa chua thông thường?
Sữa chua kefir chứa Lactobacillus Caucasus, Leuconostoc, Acetobacter spp. và Streptococcus spp. Đây là những vi khuẩn có lợi nhưng không có trong sữa chua thông thường. Đặc biệt, kefir có chứa 2 loại men là Saccharomyces kefir và Torula kefir. Hai loại men này có khả năng xuyên qua niêm mạc tạo thành nhóm SWAT, loại bỏ vi khuẩn có hại và tăng cường miễn dịch cho đường ruột.
Sữa chua nấm kefir có lợi hơn cho hệ tiêu hóa do kích thước của men và lợi khuẩn nhỏ hơn sữa chua thông thường nên dễ thẩm thấu vào trong cơ thể. Sữa chua kefir còn phù hợp cho trẻ sơ sinh, người già và người suy nhược.
Cách làm sữa chua Hy Lạp từ nấm kefir
Nấm kefir chứa đựng nhiều hoạt chất dinh dưỡng có công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể làm sữa chua Hy Lạp từ nấm kefir đó. Cách làm cụ thể ở ngay dưới bài viết này nhé!
Cách làm sữa chua nấm kefir
Nguyên liệu:
- 5g nấm kefir 5 g.
- 100ml sữa tươi.
- Vải thưa, muỗng, rây lược, lọ thuỷ tinh.
Cách làm:
- Chuẩn bị ít nước sôi để nguội. Cho nấm vào rây để loại bỏ phần nước. Để nấm trong rây và nhúng vào chén nước. Di chuyển rây qua lại vài lần để làm sạch nấm. Tuy nhiên không nhất thiết phải rửa nấm, có thể cho thẳng vào sữa tươi. Không dùng dụng cụ bằng kim loại làm sữa chua kefir vì có thể tạo ra chất có hại cho sức khỏe.
- Dùng muỗng múc phần nấm và nhẹ nhàng cho vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị.
- Cho 500ml sữa đã chuẩn bị vào và đậy miệng hũ bằng vải màn và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Sau 30 – 48 mở ra kiểm tra xem sữa đã đặc và có mùi thơm của sữa chua là được.
- Dùng rây nhựa để lọc sữa chua, dùng muỗng múc phần nấm vào hũ sữa mới để tiếp tục nuôi. Các thao tác phải nhẹ nhàng để không làm chết nấm.
- Sữa chua bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần.
- Sữa chua nấm Kefir có mùi thơm đặc trưng. Bạn có thể ăn kèm với trái cây và các loại hạt dinh dưỡng.
Cách nuôi nấm kefir
Nấm kefir có tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên bạn có thể dễ dàng nuôi tại nhà:
- Chuẩn bị sữa tươi không đường, bình thuỷ tinh, vải, dây thun, rây lược.
- Dùng rây hoặc rổ để lọc nấm khỏi sữa.
- Rửa nấm trực tiếp bằng rây/rổ và dùng muỗng đảo qua lại cho ráo nước.
- Sau khi làm sạch hũ thuỷ tinh thì cho nấm vào. Với 1 muỗng nấm bạn cho khoảng 200ml sữa tươi không đường vào.
- Dùng vải bọc kín miệng hũ, dùng dây thun buộc chặt.
- Sau 30 – 48 tiếng thì kiểm tra xem sữa đã đặc lại và có mùi thơm như sữa chua chưa, dùng rây lọc lấy sữa chua thành phẩm và cho vào tủ lạnh ăn như bình thường.
- Phần nấm lọc được lại tiếp tục nuôi trong sữa tươi như trên để tiếp tục làm sữa chua. Nếu chưa làm thì cho vào tủ đông để bảo quản.
Một số lưu ý khi dùng nấm kefir làm sữa chua
Để đảm bảo nấm kefir còn sống và an toàn khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tất cả dụng cụ dùng làm sữa chua nấm kefir phải sạch và bằng thủy tinh, nhựa hoặc gỗ (không dùng kim loại) vì nấm có thể tấn công kim loại tạo ra chất độc hại.
- Khi nấm chuyển sang màu vàng cần làm sạch trước khi sử dụng.
- Không rửa nấm thường xuyên và quá 2 lần liên tiếp vì lớp phủ bên ngoài nấm chính là lớp men có lợi.
- Việc thay sữa cho nấm cần nhẹ nhàng tránh làm nấm chết.
- Nấm nổi trên mặt sữa không có nghĩa là nấm chết mà sẽ tự chìm xuống lại.
- Thời gian lên men phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ, nhiệt độ thấp thì tốc độ lên men của nấm càng chậm.
- Để biết nấm còn sống hay đã chết, sau khi cho sữa vào nấm kefir, nếu nấm còn hoạt động bình thường thì mất khoảng 20 phút đến tối đa là 4 tiếng, dưới đáy hủ có một lớp sữa đặc, bao bọc con nấm.
- Cần hết sức cẩn thận khi bảo quản nấm kefir trong tủ lạnh thường xuyên. Nếu không có thể làm mất cân bằng men và vi khuẩn có lợi trong nấm đồng thời làm giảm sự phát triển của nấm kefir.
- Bạn có thể sử dụng men nấm kefir để làm sữa chua, nhưng lượng men vi sinh trong sữa chua làm bằng men thấp hơn nhiều so với làm trực tiếp bằng nấm kefir.
Những thông tin trên chắc hẳn đã giúp biết nấm kefir là gì, công dụng của loại nấm này khi làm sữa chua cũng như cách làm sữa chua Hy Lạp từ nấm kefir tốt cho sức khỏe. Nấm kefir đã được chứng minh là tạo ra các vi sinh vật có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không áp dụng cách làm sữa chua trên để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng cho gia đình mình.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp