Quy Trình Chế Biến Sữa Bột Chuẩn Tiêu Chuẩn

Quy Trình Chế Biến Sữa Bột Chuẩn Tiêu Chuẩn

Sữa bột là dòng sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người già, bà mẹ mang thai hay người mới ốm dậy. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng sữa bột được sản xuất với các thương hiệu khác nhau theo dây chuyền khác nhau. Mỗi loại sữa lại có những đặc tính và ưu điểm riêng. Nhưng nhìn chung, quy trình chế biến và bao gói sản phẩm sữa bột thường khá giống nhau.

Nguyên liệu để chế biến sữa bột

Để tạo ra các sản phẩm sữa bột đóng hộp chất lượng, nguyên liệu đầu vào luôn cần phải được lựa chọn khắt khe và kỹ lưỡng. Nguyên liệu chính để làm nên sữa bột bao gồm sữa nguyên kem hoặc sữa gầy. Các chỉ số về vi sinh, hóa lý và các tiêu chí chất lượng luôn được nhà sản xuất đưa ra và ưu tiên hàng đầu.

Ngoài 2 nguyên liệu chính còn có một số nguyên liệu phụ gia như: chất tạo nhũ, chất ổn định, chất chống oxy hóa, muối,…Tất cả các nguyên liệu và phụ liệu này giúp tạo ra sản phẩm sữa bột đầy đủ chất dinh dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn cũng như các tiêu chí về thời gian sử dụng, độ thơm ngon,…

Sữa bột hiện nay được chia làm 3 loại chính là: sữa bột nguyên kem, sữa bột tan nhanh và sữa gầy

Công nghệ sản xuất bột sữaQuy trình sản xuất bột sữa

Quy trình chế biến sữa bột

Quy trình sản xuất sữa bột bao gồm nhiều công đoạn khác nhau được tích hợp, kết nối tạo thành một dây chuyền thống nhất và khoa học. Mỗi công đoạn lại đòi hỏi nhà sản xuất phải đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt. Sau đây là một số bước cơ bản trong quy trình sản xuất sữa

Bước 1: Chuẩn hóa

Chuẩn hóa sữa là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất sữa bột tiêu chuẩn. Công đoạn này nhằm điều chỉnh hàm lượng và tỷ lệ chất béo có trong nguyên liệu. Việc chuẩn hóa sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động dựa trên công nghệ ly tâm, các thiết bị dụng cụ đo đạc và hệ thống máy phối trộn. Theo nghiên cứu thực tế của các chuyên gia, sữa bột nguyên kem là loại sữa có hàm lượng chất béo cao (26 – 33%), còn sữa gầy nguyên liệu có hàm lượng chất béo thấp chỉ khoảng 1%.

Bước 2: Thanh trùng

Thanh trùng nhằm làm giảm chỉ số VSV (chỉ số vi sinh thực phẩm) có chứa trong sữa nguyên liệu xuống mức thấp nhất. Công đoạn này sẽ giúp vô hiệu hóa vai trò của enzyme lipase, đồng thời phảm cho tính chất của Protein. Quá trình này được diễn ra ở nhiệt độ cao từ 80-85 độ C trong khoảng vài giây. Thanh trùng sữa cũng được thực hiện tự động trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng.

Quá trình thanh trùng bao gồm:

  • Gia tăng nhiệt độ cho sữa nguyên liệu

  • Giữ sữa nguyên liệu trong khoảng thời gian theo quy định

  • Làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp sau khi thanh trùng.

Chỉ số VSV, thành phần sữa nguyên liệu và tính chất vật lý của chúng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thanh trùng sữa

Bước 3: Cô đặc sữa

Sau khi thanh trùng, sữa nguyên liệu sẽ được tiếp tục với quá trình cô đặc. . Quá trình này sẽ giúp loại bỏ tối đa lượng nước thừa ra khỏi sữa. Ngày nay, các nhà sản xuất thường dùng phương pháp cô đặc chân không, đây là phương pháp đảm bảo tiến độ nhanh chóng, linh hoạt và an toàn, đồng thời giúp cho sữa vẫn giữ nguyên hàm lượng chất dinh dưỡng, không bị nhiễm các vi khuẩn gây hại.

Bước 4: Đồng hóa

Sau khi được cô đặc, sữa thường sẽ có hàm lượng chất béo khá cao. Công đoạn đồng hóa với nhiệm vụ chính là để giảm các hạt béo có trong sữa. Quá trình này cần phải sử dụng thêm thể chất nhũ hóa (đảm bảo yêu cầu không độc hại, không mùi, không màu và không làm biến đổi vị của sữa)

Bước 5: Sấy sữa

Sấy là quá trình vô cùng quan trọng có chức năng giúp cho sữa đạt được chất lượng tốt nhất. Sữa sau khi được sấy sẽ khô, tránh khỏi sự ẩm mốc và hỏng hóc trong thời gian nhất định. Sản phẩm sữa thường được sấy khô ở dạng bột khô khoảng 90 – 96% và độ ẩm từ 4 – 10%. Một số phương pháp sấy thường được sử dụng hiện nay là: sấy phun, sấy thăng hoa, sấy trục, …

Bước 6: Đóng gói

Đóng gói và hoàn thiện sản phẩm sữa bột sau khi sấy là quá trình quan trọng nhất để giúp cho sản phẩm có được hình thức đẹp nhất, thu hút nhất. Thông thường, bao bì sản phẩm sữa bột tiêu chuẩn sẽ sử dụng chất liệu kim loại để giúp chất lượng sữa luôn được đảm bảo trong quá trình lưu kho cũng như vận chuyển, không khí và vi khuẩn và các tác động bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm không có cơ hội lọt vào bên trong hộp.

Tham khảo thêm những thông tin liên quan đến quá trình gia công đóng gói sữa bột tại các bài viết khác trên website https://mikyo.vn/ của chúng tôi.

Rate this post
Mai Nguyễn

Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê nấu ăn tới tất cả mọi người, tôi xây dựng cacmonngon.net nhằm chia sẻ những những công thức nấu ăn hữu ích, đơn giản, dễ làm tới những người chưa có nhiều kinh nghiệm nấu ăn cho mình.