Lá sả sấy khô là nguyên liệu tự nhiên đa năng bởi không chỉ là gia vị, đây còn là nguồn thảo dược quý báu. Vậy lá sả có tác dụng và cách dùng như thế nào với sức khoẻ con người? Loại cây này có thực sự an toàn với tất cả mọi người? Cùng tham khảo ngay những thông tin hữu ích sẽ được bật mí ngay sau đây.
Contents
Tổng quan về thành phần hóa học của lá sả
Lá sả là một bộ phận của cây sả – một loại gia vị, thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học dân gian và hiện đại. Lá sả sấy khô hay sả tươi được đánh giá có nhiều công dụng trong tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều triệu chứng, bệnh lý.
Để làm được điều đó, loại cây này sở hữu cho mình nhiều chất có lợi cho sức khỏe con người như:
Các dầu chất: Citronellal Là thành phần chính tạo nên mùi thơm mạnh mẽ của lá và có tác dụng kháng khuẩn khử mùi hiệu quả. Geraniol Một chất dẫn xuất của citronellal với chức năng kháng vi khuẩn và chống viêm. Citral (mixture of geranial and neral) Tạo hương vị và mùi thơm đặc trưng cho lá, có tác dụng lớn trong kháng khuẩn và cải thiện quá trình tiêu hoá. Các hợp chất khác: Myrcene Một loại terpen góp phần vào mùi thơm tổng thể của lá sả phơi khô. Linalool Có tác dụng thư giãn, giúp cải thiện tâm trạng đồng thời cũng có khả năng kháng vi khuẩn và chống viêm. Limonene Kháng vi khuẩn và giúp tạo mùi thơm tươi mát. Eugenol Một hợp chất cung cấp mùi thơm hương gừng và có khả năng giảm đau và chống viêm. Các chất chống oxy hóa: Flavonoids Là các hợp chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào khỏi hại từ gốc tự do. Phenolic compounds Đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự oxy hóa trong cơ thể. Vitamin và khoáng chất: Vitamin C Tăng sức đề kháng, điều trị mệt mỏi và duy trì làn da khỏe mạnh, tươi sáng. Vitamin A Tốt cho mắt, tăng cường khả năng miễn dịch giảm tỷ lệ nhiễm trùng. Kali, magie và canxi
- Vai trò quan trọng trong hình cơ, phát triển xương, khớp.
- Tốt cho huyết áp, tim mạch và thần kinh
- Hỗ trợ giảm các tình trạng mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn,…
Với các dưỡng chất quan trọng trên, lá sả sấy khô dần trở thành “ứng cử viên” số 1 trong các phương pháp điều trị sức khoẻ. Vậy loại thảo dược này có những lợi ích gì?
Tác dụng của lá sả là gì?
Một số tác dụng hữu ích mà cây lá sả mang đến gồm:
- Giảm căng thẳng và lo âu, thư giãn tinh thần.
- Kích thích tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc khi bị ăn uống quá no.
- Các hợp chất như citral và citronellol có thể kháng vi khuẩn, ngăn ngừa một số loại vi khuẩn gây bệnh.
- Các chất chống viêm như geraniol và linalool làm giảm tình trạng viêm nhiễm và đau nhức.
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tăng cường quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.
- Hương thơm của sả có thể giúp làm sạch đường hô hấp, giảm tắc nghẽn và tạo cảm giác thoải mái.
- Giảm triệu chứng buồn nôn, đặc biệt là trong trường hợp say tàu xe hoặc mang thai.
- Tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tác động tích cực đến quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy năng lượng hiệu quả hơn.
Không phủ nhận công dụng của lá sả thực sự hữu ích cho sức khỏe con người. Đó là lý do mà hiện tại đây là loại thảo dược được đông đảo người dùng sử dụng. Không chỉ trong y học dân gian, loại thảo dược này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại với nhiều sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng.
Xem thêm: Tiết lộ 10 tác dụng của củ sả và những lưu ý khi sử dụng
Tuy nhiên khi sử dụng lá sả sấy khô, người dùng cần chú ý đến tính ứng dụng. Bởi trong từng trường hợp cụ thể sẽ có cách thức chế biến khác nhau.
Hướng dẫn sử dụng lá sả
Để tận dụng tối đa tác dụng và hương thơm của sả, việc sử dụng đúng cách là điều quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để sử dụng hiệu quả và an toàn.
Cách dùng lá cây sả trong y học
Một số cách sử dụng lá cây sả trong y học gồm:
- Trị ho, thông mũi
Sử dụng nước lá sả để làm nước súc họng hoặc thêm lá vào nước sôi để hít thở hơi nóng nhằm trị ho. Ngoài ra hương thơm của cây có thể làm giảm triệu chứng nghẹt mũi và tạo cảm giác thông thoáng cho đường hô hấp.
- Giảm sốt
Dùng lá sả kết hợp cùng lá bưởi, lá húng chanh, hương nhu, bạc hà, lá chanh, cây ngải cứu, kinh giới mỗi loại 10 g. Đêm rửa sạch và đun sôi, sau đó xông khoảng 15 phút.
- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đầy bụng
Đun sôi nước với sả khoảng 20 phút để uống 3 lần/ngày sau bữa ăn. Hoặc có thể lấy cây sả tươi sắc lấy nước, thêm đường uống 2 lần/ngày.
- Tiểu rắt sau sinh và phù nề tay chân
Dùng lá sả khô với bông mã đề, cỏ xước, rễ cỏ tranh rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 500 ml nước đến khi còn 100 ml thì uống 2 lần/ngày. Dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
- Nước tía tô gừng sả giúp giảm đau
Lấy lá sả cùng ngải cứu, lá tía tô, tỏi đập dập và nấu nước xông.
- Cây bạc hà chanh sả làm giảm cảm lạnh, cảm cúm
Sử dụng sả với lá kinh giới, tía tô, cây trắc bách diệp, ngải cứu, lá trẻ, bạc hà đun sôi với nước sau đó xông cho ra mồ hôi. Hoặc cũng có thể kết hợp sả với lá bưởi, lá ổi, lá tre, tía tô nấu nước uống 1 cốc/ngày.
- Tác dụng của la đu đủ và cây sả ngăn ngừa sốt rét, cảm cúm
Hợp chất acetogenin trong lá đu đủ giúp ngăn ngừa sốt xuất huyết. Khi dùng lá đu đủ hàng ngày, bệnh nhân có thể tăng các tế bào hồng cầu và giảm số lượng ký sinh trùng, từ đó phục hồi gan nhanh chóng.
Cách tận dụng tác dụng lá đu đủ và củ sả tương đối đơn giản. Bạn cần chuẩn bị 10g sả khô, 90g lá đu đủ, 2l nước lọc và đun 30 phút sau khi sôi. Lọc nước nước lá đu đủ với sả uống trong ngày.
- Giải nhiệt, lợi tiểu và tiêu thực
Lấy 30 g lá sả tiến hành rửa sạch cùng 1 lít nước đun sôi để nguội và uống hết trong ngày.
Cách dùng lá cây sả làm đẹp
Lá cây sả không chỉ có tác dụng trong lĩnh vực y học, mà còn có thể được sử dụng để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe da, tóc. Dưới đây là cách sử dụng lá cây sả trong việc làm đẹp:
- Phục hồi tóc, trị gàu
Tác dụng của lá sả với tóc là không phủ nhận khi được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm dầu gội. Bạn cũng có thể sử dụng bằng phương tự nhiên khi kết hợp với hương nhu, lá bưởi rửa sạch và đun sôi. Thực hiện gội đầu 2 lần/tuần để tóc hồi phục, chắc khoẻ và hạn chế gàu ngứa.
- Giảm cân
Dùng 5 nhánh sả đập dập cùng 1 quả chanh tươi và cắt lát. Cho tất cả vào nồi nấu sôi với 1 lít nước trong 30 phút. Đợi nguội, cho thêm 3 – 4 muỗng canh mật ong vào uống.
Lưu ý: Nên uống vào sáng sớm để tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ đốt cháy mỡ hiệu quả.
- Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Để điều trị rối loạn kỳ kinh, bạn chỉ cần dùng nước sả tươi sắc lấy nước uống trước khi đến kinh nguyệt khoảng 1 tuần. Ngoài ra, có thể dùng thêm tinh dầu sả tại vùng da bụng dưới để giảm đau.
- Làm đẹp da
Lá sả đun sôi với nước và tiến hành xông sẽ giúp làn da thêm mềm mịn, hạn chế xuất hiện các loại mụn và tăng cường độ săn chắc cho da.
Từ những tác dụng trên có thể thấy, lá sả nói riêng và sả nói chung là thảo dược quan trọng với con người. Không chỉ an toàn, lành tính, đây còn là phương pháp tự nhiên tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Song, khi sử dụng để điều trị bệnh cũng sẽ có một số lưu ý cơ bản để tránh những ảnh hưởng xấu không đáng có xảy ra.
Một số lưu ý khi sử dụng lá sả
Các lưu ý quan trọng khi sử dụng lá sả gồm:
- Trước khi dùng sả hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để kiểm tra các phản ứng kích ứng, dị ứng.
- Hạn chế lạm dụng sả dẫn đến quá liều gây nên tác dụng phụ không mong muốn về đường ruột, mẩn đỏ da,…
- Trường hợp mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp sả với mắt hoặc các vùng nhạy cảm.
- Đảm bảo không gian đủ thoáng mát có thông gió khi sử dụng sả để tạo hương hoặc xông hơi.
- Nếu bị bệnh quá nặng hoặc không có dấu hiệu thuyên giảm, cần tìm đến bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế để điều trị.
Xem thêm: Hướng dẫn các phương pháp làm sả sấy khô chất lượng
Lá sả sấy khô là một trong những thảo dược tự nhiên quý báu mang nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người. Từ giảm căng thẳng, kháng vi khuẩn, giải nhiệt đến hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và tóc, sả đã khẳng định vai trò đa năng trong nhiều lĩnh vực. Mong rằng những thông tin trên, đặc biệt là cách dùng và lưu ý sẽ thực sự hữu ích cho bạn. Đừng quên lưu lại để có thêm những cách tăng cường sức khỏe người thân an toàn, lành tình và hiệu quả.