Với 4 cách làm nước mía dưới đây, bạn sẽ không còn lo ngại rằng quán nước mía “bị ế”. Ngoài làm phong phú thực đơn để kinh doanh mở quán, đây còn là những loại nước mía cực thích hợp cho cả gia đình cùng thưởng thức, bổ sung dinh dưỡng, năng lượng và giải nhiệt ngày hè.
Nước mía – thức uống giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Internet)
Nước mía là thức uống giải khát “cực đã” vào mùa hè, rất được yêu thích tại nhiều địa phương. Ngày nay, bên cạnh nước mía truyền thống, nước mía được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau như: nước cốt dừa, dâu tây, đậu xanh hay sầu riêng. Chính vì thế, món thức uống này càng thêm ngon, lạ miệng và bổ dưỡng, thu hút nhiều khách hàng lựa chọn hơn. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu ngay nhé.
Contents
Cách làm nước mía cốt dừa tại nhà
Nước mía cốt dừa là thức uống giải khát nổi tiếng ở Mỹ Tho với vị béo của cốt dừa, vị ngọt tự nhiên mát rượi của nước mía, vài sợi dừa nhai vui miệng vào những ngày nắng nóng thì thật là tuyệt vời đúng không nào?
Học cách làm nước mía cốt dừa nổi tiếng ở Mỹ Tho (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm nước mía cốt dừa
Các bước làm nước mía cốt dừa
Bước 1: Nếu không có máy ép mía, bạn có thể mua nước mía ép sẵn nhưng không được thêm đá hay tắc, thơm. Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa được đóng chai sẵn nhưng để thức uống được ngon và chất lượng, bạn nên mua dừa nạo về và tự làm nước cốt.
Bước 2: Bạn cho lần lượt nước mía, nước cốt dừa vào máy xay sinh tố, bấm nút cho máy chạy khoảng 30s là được món thức uống ngon trong ngày hè.
Bước 3: Đổ thức uống ra ly, thêm đá và trang trí thức uống bằng một ít sợi dừa và dừa khô lên trên để thức uống thêm hấp dẫn.
– Mách nhỏ: cho nước mía, cốt dừa vào máy xay thay vì khuấy đều trong ly sẽ giúp nước cốt dừa và nước mía được hòa quyện tốt hơn, giúp bạn cảm nhận trọn vẹn hương vị thức uống.
Cách làm nước mía đậu xanh đơn giản
Với hương vị béo bùi của đậu xanh hòa quyện cùng sự ngọt mát của nước mía, sẽ là thức uống hoàn hảo vừa bổ dưỡng vừa giải khát hiệu quả. Thức uống chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Nước mía đậu xanh lạ miệng (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm nước mía đậu xanh
Hướng dẫn làm nước mía đậu xanh
- Bước 1: Đậu xanh bạn ngâm nước ấm khoảng 2 tiếng cho nở rồi mang đi hấp chín. Bạn có thể thêm một ít lá dứa trong quá trình hấp để đậu xanh thơm hơn.
- Bước 2: Cho 50gr đậu xanh, 100ml nước ép mía vào máy xay sinh tố, nhấn nút xay cho đậu xanh mịn và quyện vào nước mía thì tắt máy.
- Bước 3: Rót nước mía đậu xanh ra ly, thêm đá viên và thưởng thức ngay.
Cách làm nước mía dâu tây lạ miệng
Đây là kết hợp giữa nước mía truyền thống và hương vị tuyệt vời của dâu tây tạo nên loại thức uống ngon không cưỡng lại được.
Nước mía dâu tây sự kết hợp ăn ý và ngon miệng (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm nước ép mía dâu tây
Cách làm nước mía dâu tây
Bước 1: Ngâm dâu tây với nước muối loãng trước khi rửa sạch và cắt làm tư.
Bước 2: Cho dâu tây vừa thái, nước mía, nước đường vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn từ 20 – 30 giây.
Bước 3: Rót thức uống vào ly, thêm đá và trang trí bằng những miếng dâu tây lên trên là có thể dùng được.
– Mách nhỏ: Đây thức uống giúp làm mới khẩu vị bản thân và gia đình của bạn. Sự kết hợp nước mía cùng với loại hoa quả, một ý tưởng không tồi đúng không nào?
Cách làm nước mía sầu riêng gây nghiện
Nếu bạn đặc biệt yêu thích hương vị đặc trưng của sầu riêng thì có thể thử ngay món nước mía ngọt béo thơm này tại nhà.
Nước mía sầu riêng hương vị độc đáo (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm nước mía sầu riêng
Cách làm nước mía sầu riêng
Bước 1: Múi sầu riêng bỏ hạt, tách lấy phần cơm. Bạn lưu ý chọn múi sầu riêng chín vàng, không bị sượng nhé!
Bước 2: Cho nước mía, sầu riêng vào máy xay sinh tố, xay mịn hỗn hợp khoảng 20s.
Bước 3: Rót thức uống ra ly, thêm đá viên là có thể thưởng thức.
Mách nhỏ: Bạn có thể cho thêm đậu xanh hấp chín để tăng độ béo bùi cho thức uống.
Uống nước mía có tác dụng gì?
Tác dụng của nước mía rất phong phú. Bên cạnh khả năng giải khát, món đồ uống này còn được biết đến là thức uống năng lượng và dinh dưỡng. Nước mía chứa thành phần đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng để bạn làm việc và học tập. Bởi vì chứa thành phần đường nên nhiều người thắc mắc uống nước mía có mập không? Và câu trả lời là không nếu mỗi ngày bạn uống từ 100ml – 200ml vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi chiều và không uống vào buổi tối.
Trong 1 ly nước mía chiếm khoảng 13gr chất xơ, tương đương 50% lượng chất xơ cơ thể bạn cần mỗi ngày. Chất xơ tốt cho da và đường ruột, giúp bạn tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh táo bón. Ngoài ra, nước mía chứa đặc tính chống viêm, giảm cholesterol xấu, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe sau sốt…
Nước ép từ mía bổ sung năng lượng và vitamin cho cơ thể (Ảnh: Internet)
Cách bảo quản nước mía không bị đen
Để nước mía ngon và có thể bảo quản trong suốt ngày dài mà không bị đen, bạn cần lưu ý ở khâu chọn mía. Bạn nên chọn những cây mía tươi, không bị sâu, hư, được sơ chế sạch sẻ trước khi sử dụng. Máy ép nước mía phải đảm bảo vệ sinh, ráo nước. Nước mía sau khi ép, bạn cho vào một ít nước cốt chanh. Với bí quyết này, nước mía của bạn giữ được màu xanh đẹp mắt và hương vị thơm ngon hơn, không bị đắng và đen.
Bạn lưu ý nên sử dụng nước mía ngay sau khi ép. Nếu nước mía thừa, bạn cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp, đặt trong ngăn mát tủ lạnh và dùng hết trong ngày nhé!
Kinh doanh nước mía giờ đây không chỉ dừng lại ở những ly nước mía truyền thống như nước mía tắc, nước mía thơm ép mà mở rộng với nhiều hương vị khác nhau. Làm mới thực đơn của quán bằng 4 cách làm nước mía trên sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm cách pha nước sấu và cách nấu nha đam đường phèn ngon tại Dạy Pha Chế Á Âu để bổ sung vào thực đơn nhé!