Nguyên liệu làm Gà nướng mắc khén
- Gà (khoảng 1.3kg)
- Mắc khén
- Lá chanh
- Mật ong
- Sả
- Gừng
- Hành khô
- Bạc hà
- Ngò gai
- Ớt bột
- Bột nghệ
- Mật ong
- Rượu trắng
- Dầu ăn
- Gia vị thông dụng (Muối/ đường/ bột ngọt)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt gà tươi ngon
- Bạn nên chọn mua gà có thịt màu đỏ hồng, không có mùi hôi, trên da gà không bị tụ máu hay bầm tím.
- Nếu bạn mua gà ta thì chọn những miếng thịt có da màu vàng nhạt, mỏng, mịn, độ đàn hồi cao và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng, thân hình nhỏ gọn, săn chắc, ức hẹp.
- Đối với thịt gà đông lạnh, cần kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng trên bao bì để đảm bảo chất lượng.
- Bạn không nên chọn những con gà có vết bầm tím trên da, thịt vì đó là gà đã chết trước khi làm
- Khi mua, nên dùng tay ấn vào đùi, lườn để kiểm tra gà có bị bơm nước không. Nếu thấy nhão, trơn hoặc biến dạng thì không mua.
- Màu da gà vàng mà lớp mỡ bên trong trắng thì chắc chắn gà đã được nhuộm màu, bạn không nên mua.
Mắc khén là gì? Mua ở đâu?
- Hạt mắc khén hay còn được gọi là hoàng mộc hôi, sẻn hôi, cóc hôi, vàng me. Mắc khén có vị cay và thơm, là một loại gia vị đặc trưng được dùng phổ biến của vùng Tây Bắc.
- Mắc khén thường được dùng để làm nướng chấm hoặc tẩm ướp thịt để nướng, sấy khô, gác bếp. Tuy nhiên, lưu ý không dùng quá nhiều vì sẽ có vị đắng.
- Hạt mắc khén thường được bán ở những siêu thị, các cửa hàng thực phẩm hoặc các trang thương mại điện tử.
Dụng cụ thực hiện:
Cách chế biến Gà nướng mắc khén
Sơ chế nguyên liệu
Gà mua về bạn rửa sạch với nước muối có pha một ít rượu trắng, rồi rửa lại vài nước để khử mùi hôi, sau đó để ráo.
Mẹo sơ chế gà sạch, không hôi:
Bạn xào nhẹ lá chanh rửa sạch và mắc khén đến khi nghe mùi thơm.
Tiếp đến, bạn cạo vỏ gừng, rửa sạch rồi thái lát mỏng. Sả thì lột bỏ lớp vỏ sần sùi, cắt lát mỏng 3 cây, 2 cây còn lại đập dập rồi cắt khúc.
Bạc hà và ngò gai thì bạn nhặt bỏ những phần không ăn được, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Cách 1: Cắt bỏ tuyến dầu ở phần đuôi gà hoặc cắt luôn cả phần chóp đuôi gà để không bị ảnh hưởng đến mùi vị món ăn.
- Cách 2: Thoa đều hỗn hợp giấm và muối lên khắp con gà, rồi ngâm trong 3 – 5 phút, sau đó rửa sạch với nước.
Cách 3: Sử dụng nước cốt chanh pha muối chà xát lên gà trong khoảng 5 – 10 phút, rồi rửa sạch lại với nước.
Giã hỗn hợp ướp gà
Cho các nguyên liệu gồm 2 muỗng cà phê muối, sả cắt lát, 7 lá chanh, 3 muỗng cà phê mắc khén, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 5 ngọn bạc hà (húng lủi) vào cối rồi giã nhỏ.
3. Ướp gà
Bạn cho hỗn hợp vừa giã cùng 1 ít dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê bột nghệ ra tô, trộn đều. Sau đó, bạn xoa toàn bộ hỗn hợp lên toàn bộ con gà từ trong ra ngoài.
Tiếp theo, bạn dùng ngò gai, sả cắt khúc cùng gừng thái lát bỏ vào phía dưới của gà, rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để vào ngăn mát khoảng 2 – 3 tiếng để gà ngấm đều gia vị.
4. Nướng gà
Trước khi nướng, bạn mở lò với 175 độ C cho lò nóng trong 10 phút.
Sau khi lò đã nóng, bạn cho gà vào nướng 30 phút ở 170 độ C. Sau đó, bạn lấy gà ra phết 1 lớp mật ong lên thân gà và cho vào nướng tiếp 8 – 12 phút ở 200 độ C là gà chín đều. Nếu bạn muốn da gà giòn hơn hãy tăng thời gian nướng lên 15 phút.
Khi nướng xong, bạn đem gà ra trình bày và thưởng thức thôi.
5. Thành phẩm
Gà sau khi nướng xong sẽ có màu vàng ươm nhìn đẹp mắt. Da gà giòn giòn vô cùng thấm vị, miếng gà khi ăn không hề bị khô mà mọng nước, mềm và thơm phức mùi mật ong, mắc khén.
Theo dienmayxanh.com